Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 11
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 11
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93366886 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Những cải cách đó chỉ là ngụy trang?

    Ngày gửi bài: 02/05/2008
    Số lượt đọc: 3048

    ...Thà cứ như cũ thì còn dễ hơn. Những cải cách đó chỉ là ngụy trang vì những thứ đã cải cách là quá dở. Nhưng cải cách giáo dục đã đánh mất đi một cái gì đó của truyền thống, của văn hóa, của một cái gì đó khiến người ta trân trọng...

    PV: Tôi có khảo sát một trường tiểu học ở Mỹ. Quốc khánh Mỹ, thầy cô giáo để những đứa trẻ từ lớp 1 đến lớn 4 làm quốc khánh theo cách của chúng. Chúng tự trang trí trường học, đọc diễn văn và nói ý nghĩa của chúng đối với dân tộc mình. Trong lớp mỗi đứa có một cuốn sổ gọi là “sổ thơ của tôi”. Ở cái đất nước mà chúng ta tưởng là thực dụng nhất lại luôn tìm cách tạo cho đứa trẻ một đức tin, một tâm hồn và khả năng tự quyết định mình.

    GS HNĐ: Tôi giáo dục cho trẻ con có 3 điều. Thứ nhất là lòng yêu nước (không có gì trừu tượng cả). Thứ hai là làm việc có trách nhiệm, chân thật, việc gì ra việc ấy. Và thứ ba là biết chia sẻ. Yêu nước vì sao, vì tất cả sự sống của nó gắn với quê hương, tổ quốc nó. Muốn có lòng yêu nước, nó phải có trách nhiệm với từng điều nó học, từng điều nó làm. Chia sẻ là nhận thấy những nét đẹp của người khác.

    PV: Có rất nhiều người đang hiểu sai về khái niệm công dân toàn cầu. Họ cho rằng, công dân toàn cầu là giỏi ngoại ngữ, đi nước ngoài nhiều v.v… Nhưng một người nông dân ở nơi xa nhất của thế giới này mà biết yêu cái cây, quý con chim ở bên cạnh, đó mới chính là công dân toàn cầu vì anh ta biết giữ gìn di sản ngay bên cạnh mình. Và nếu 6 tỷ người ai cũng yêu mảnh đất dưới chân họ, yêu cái cây, bầy chim quanh họ, yêu những đám mây trên đầu họ thì thế giới này sẽ trở thành một Thiên đường.Còn nếu 6 tỷ người đều giỏi ngoại ngữ, nhiều bằng cấp và đi khắp thế giới nhưng chỉ vì lợi ích cá nhân họ thôi thì thế giới này sẽ ra sao?

    GS HNĐ: Giáo dục là phải như thế. Tôi chưa từng thấy ở đâu học sinh viết quốc ca hay như học sinh trường tôi. Cái gọi là trừu tượng mà cũng cụ thể nhất đó là yêu nước. Anh phải yêu đất nước, dân tộc này và anh phải đau nỗi đau của nó thì mới thấy được hạnh phúc nó đem lại. Bọn trẻ con bây giờ hay cãi cha mẹ nhưng không phải thế là hư. Các bậc phụ huynh phải thuyết phục bằng cái lý của trẻ con. Muốn dạy chúng thì trước hết phải thì phải thua chúng. Sau đó phân tích bằng cái lý của chúng để nó thua ngay trên cái lý của chúng.

    PV: Khi một con người nhận thức được vẻ đẹp của cuộc sống thì anh ta sẽ không bao giờ chà đạp lên nó. Và cái chết của nhà trường chúng ta là đang bắt học sinh thuộc lòng những công thức toán học mà không để ý xây dựng một nền tảng mỹ học cho chúng. Đó là sai lầm lớn nhất của giáo dục?

    GS HNĐ: Tôi có một kỷ niệm rất vui. Một hôm, có phụ huynh đưa con đến trường. Đứa trẻ khi nhìn thấy tôi đã chạy vòng quanh rồi đánh vào “mông” tôi một cái. Mẹ đứa bé mắng đứa trẻ hư nhưng tôi nói, không phải. Dễ gì một người thầy có vinh hạnh như thế này. Nếu trẻ con được tôn trọng thì nó lớn lắm và anh cũng lớn hơn nó. Còn nếu anh dập vùi nó thì tưởng anh lớn hơn nó nhưng thực ra thì anh thấp hơn nó.

    PV: Tháng 4 vừa rồi ở Mỹ, tôi có đến xem một buổi biểu diễn của trẻ em lớp 1. Các em đóng vai những con cừu kể một câu chuyện không vui đã xẩy ra với chúng. Cuối cùng, một con lừa xuất hiện và đã xin lỗi những đứa trẻ về những sai lầm đã gây ra. Ai đóng con lừa? Xin thưa, ông Hiệu trưởng đã đóng con lừa. Ông ta đội một cái mũ có hai cái tai lừa và nói, xin hãy tha thứ cho những lỗi lầm của tôi. Không bao giờ ở Việt Nam, hiệu trưởng làm được điều đó. Vì họ nghĩ cái đúng là của họ còn những sai lầm chỉ thuộc về học sinh.

    GS HNĐ: Một trong những cái tôn trọng trẻ con lớn nhất là những gì anh đưa đến cho chúng phải thật. Và bản thân anh cũng phải thật. Sách giáo khoa mà tôi đưa ra thách nhà tri thức nào có thể bắt bẻ một sai lầm. Cái nào tôi đưa đến cho trẻ con cũng là những thứ tôi đưa đến cho anh. Thật là thật của thời đại. Hiện nay, chúng ta toàn đưa cho học sinh những cái hay một nửa, thật một nửa, hay một nửa, dở một nửa… Trẻ con rất mẫn cảm, không thể lừa được chúng đâu.

    PV: Giáo sự có sợ rằng: học sinh của ông được dạy những cái thật nhất và nhân cách của chúng cũng phát triển rất thật. Nhưng liệu khi rời bỏ tháp ngà đó để đi ra cuộc đời, chúng có hụt hẫng? Và chúng sẽ không biết cách đối phó với những cám dỗ, những lừa lọc? Còn theo tôi,cho dù chúng ta dạy cho trẻ con biết có 1000 trò lưu manh ở ngoài đời và cách đối phó với những trò đó, nhưng khi chúng bước ra cuộc đời thì cái trò lưu manh thứ 1001 sẽ xuất hiện và hạ gục chúng. Nhưng lòng tin, sự kiêu hãnh, trí tuệ, nhân cách và tâm hồn sẽ dẫn chúng đi qua tất cả dù chúng có thể gặp rất nhiều khó khăn.

    GS HNĐ: Vẻ đẹp của nhân cách và tâm hồn sẽ cho chúng khả năng nhận biết tất cả mọi sự giả dối

    PV: Trong những năm đổi mới, giáo dục Việt Nam cũng đã làm nhiều việc mà báo chí đã tốn rất nhiều giấy mực để nói đến. Vậy những đổi mới gì thực sự quan trọng cho nền giáo dục chúng ta trong những năm vừa qua?

    GS HNĐ: Thà cứ như cũ thì còn dễ hơn. Những cải cách đó chỉ là ngụy trang vì những thứ đã cải cách là quá dở. Nhưng cải cách giáo dục đã đánh mất đi một cái gì đó của truyền thống, của văn hóa, của một cái gì đó khiến người ta trân trọng.

    Trước đây vài chục năm, nhiều người cho tôi là người lập dị, có thể gàn nhưng dần dần mình thấy cái xã hội đối với mình có gì đó khác hơn xưa rất nhiều.

    PV: Trên cương vị là một người đã nghiên cứu lâu năm về giáo dục thì ông thấy việc đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ ở Việt Nam còn những bất cập gì?

    GS HNĐ: Theo tôi, trước hết phải hoan nghênh điều này. Hiện nay, xã hội cứ thấy đào tạo nhiều lại kêu là “ồ ạt”, nhưng thà “có còn hơn không”. Anh phải lấy lợi ích của xã hội lên hàng đầu.

    PV: Bộ GD - ĐT vừa trình Thủ tướng Chính phủ đề án đào tạo tiến sĩ (TS) giai đoạn 2007–2020 để đạt được mục tiêu 35% giảng viên Đại học, Cao đẳng có trình độ TS mà Bộ đề ra. Theo đó, mỗi năm sẽ tuyển mới 2.000 người làm TS trong và ngoài nước, 10 năm là 2 vạn? Ông nghĩ gì về chỉ tiêu này?

    GS HNĐ: Nếu bộ Giáo dục – Đào tạo làm được như thế thì tuyệt vời quá. Tôi hoan nghênh con số 20 ngàn , nếu hơn nữa thì cũng tốt. Những mục tiêu và xu hướng phát triển rộng rãi của đội ngũ, cũng như việc mở rộng trường Đại học cũng đáng hoan nghênh…

    Vấn đề nằm ở việc đánh giá chất lượng hiện nay còn rất mù mờ. Theo tôi, chất lượng nghĩa là có ích thực sự cho đời. Nhưng trên thực tế, người ta lại thắc mắc, đau khổ vì cái này. Cái ích nhẽ ra chỉ có 1 nhưng anh hưởng lợi nhiều quá, anh hưởng tới 9, 10 cơ. Thế nên xã hội mới lên án. Chứ còn anh làm một mà anh hưởng một thì tốt quá, còn hơn là không có gì.

    PV: Đối tượng” hưởng nhiều mà làm ít” là ai, thưa ông?

    GS HNĐ: Cả người học lẫn người dạy. Đó là cái dởm, cái hỗn loạn của xã hội hiện nay. Anh đào tạo bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu. Nên đào tạo hơn là không đào tạo, nên hoan nghênh người đi học chứ đừng chê bai người ta, học càng nhiều càng quý chứ đừng hạn chế.

    Việc học tập có thuộc tính cơ bản, một là tính cá nhân, hai là tính tự nguyện. Vì sao tự nguyện? Vì việc học đem lại lợi ích cho cá nhân anh nên anh tự nguyện. Cho nên hai cái: tính tự nguyện và tính cá nhân đều phải tôn trọng. Tuy nhiên tôi thấy, việc học thạc sĩ, tiến sĩ hiện nay đều không vì cái “lợi” trực tiếp, mà vì cái “lợi” gián tiếp thì có. Nhiều người chỉ lấy việc học đó làm “cớ” để phục vụ cho những lợi ích khác.

    PV: Nhận xét này có phần võ đoán và quy chụp. Trong thực tế, có rất nhiều người học thạc sĩ và tiến sĩ nhằm bổ sung kiến thức và kĩ năng cho chính bản thân họ. Như vậy là cái “lợi” cho chính bản thân họ, thưa ông?

    GS HNĐ: Lợi ích của việc học không nằm ngay ở bản thân công việc đó mà nằm ở ngoài nó và và người học chỉ kiếm cớ thôi. Nhiều người đã “lợi dụng” cái việc học ấy để làm những việc khác như cấp bằng, tăng lương, lên chức chẳng hạn. Nó khác với việc học là làm đẹp cho sự sống, sức sống của chính nó. Đó là thực tế hiện nay của xã hội.

    Giống như lao động là lẽ sống của con người. Con người mà không lao động thì vô nghĩa. Nhưng lao động ấy lại chỉ vì cái khác như tiền lương, chức vụ. Cái đó người ta gọi là tha hoá. Có thể anh rất đau khổ vì làm việc ấy nhưng vì đồng lương mà anh phải làm. Anh rất nhục khi phải “quỳ lạy” người ta nhưng “quỳ lạy” thì mới có chức quyền. Những người như vậy rất là nhục và họ biết nhưng vì mục đích mà phải chịu đựng, nhẫn nhục. Bản chất của việc học hiện nay cũng có cái “nhẫn nhục” đó. Sự học rất khó khăn, nhiều thứ không thể chiếm lĩnh, chinh phục được. Ai chinh phục được thì mới coi là hạnh phúc.

    PV: Nói như ông thì quan niệm học tập của xã hội đang có những sai lệch?

    GS HNĐ: Bây giờ anh học không phải vì học, mà vì những cái bên ngoài việc học và chỉ lấy việc học làm cớ.

    PV: Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, do cách tuyển dụng, đề bạt trong các cơ quan nhà nước hiện nay quá chú trọng đến “bằng cấp” mà “bỏ quên” thực lực?

    GS HNĐ: Đúng rồi. Cách đây không lâu, khi làm việc với anh Trần Văn Tuấn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, tôi có nói: “Anh là Bộ trưởng Bộ Nội vụ thì anh phải biết dùng người”. Tôi đọc 5.000 năm lịch sử Trung Quốc thấy một lần duy nhất có một tiến sĩ làm vua và chỉ một năm là đổ. Còn tất cả các triều vua khác toàn từ chân đất đi lên hoặc từ chiến trường trở về. Làm chính trị phải là những người lăn lộn, trưởng thành trong cuộc sống. Còn bằng cấp thì chỉ mấy năm là có cái bằng. Cho nên phải có biện pháp để khử cái đó. Bằng công việc, tức là tuyển người phải tuyển người có thực lực chứ đừng tuyển bằng cấp.

    PV: Điều này có lẽ chỉ thực hiện tốt hơn trong khu vực tư nhân, còn khu vực công thì bằng cấp vẫn là một bước đệm để cho nhiều người thăng tiến?

    GS HNĐ: Điều này đúng. Những cái tệ hại phải đi đến cùng thì mới vứt bỏ được, còn nửa vời thì sẽ rất khó. Chuyện “bằng cấp” cũng phải đi đến cao trào tới mức không ai chịu nổi thì tự nó sẽ bỏ. Hiện tại xu hướng xã hội vẫn chưa đi đến tận cùng nhưng nhiều người đang bắt đầu “giác ngộ” lại. Cho nên có hai định hướng trong chỉ tiêu hai vạn tiến sĩ: anh mở rộng ra càng nhiều càng tốt. Nhưng bù lại anh phải biết cách sử dụng.

    Ngày xưa, khi tôi không nhận chức Thứ trưởng, nhiều người cho là “gà”. Nhưng tôi tranh luận lại: Làm thứ trưởng có hàng chục người làm giỏi hơn tôi, nhưng làm “giáo dục thực nghiệm” thì không mấy người giỏi như tôi.

    Điều đó là rất thật. Cho nên sử dụng là phải có lợi ích thực tiễn. Bản chất kinh tế thị trường là tôn trọng thực lực. Anh mua cái cốc này là vì bản thân nó, chứ anh không nghĩ do ai làm ra, ở trong nước hay quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường, xu hướng của xã hội đang dần trở về cái minh bạch, công khai, công bằng. Chuyện đi lên bằng “học giả, thi giả” chỉ là tạm thời, nó sẽ đào thải vì cái đó là không thật.

    PV: Theo ông, nhân tố nào sẽ quyết định “đào thải” những “tạp chất” này?

    GS HNĐ: Dư luận xã hội.

    PV: Đó dường như chỉ là tác động bên ngoài?

    GS HNĐ: Dư luận xã hội phản ánh cái cuộc sống thực. Khi dân từng người một thì không là cái gì, nhưng toàn dân thì là tất cả .

    School@net (Theo http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/doithoaiviet/4650/index.vie)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.