Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 11
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 11
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93384558 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Từ điểm thi môn lịch sử

    Ngày gửi bài: 08/05/2008
    Số lượt đọc: 2649

    “Lịch sử là một thành phần mà thiếu nó thì không một ý thức dân tộc nào đứng vững được”*, phải chăng vì thế mà “Hội thảo thực trạng dạy và học lịch sử...” vừa rồi đã thu hút sự chú ý của dư luận. Ngày 28.3.2008 hàng loạt tờ báo đưa tin về hội thảo này, báo động về điểm thi môn lịch sử.

    Thực ra thì tiếng chuông cảnh báo không phải mới có hôm nay mà đã gióng lên từ rất lâu, song như một diễn giả phát biểu, nó đã rơi vào “sự im lặng đáng sợ” và “tất cả đều rơi vào quên lãng để đến hôm nay lại trở về điểm xuất phát”! Điểm xuất phát ấy, thật ra, đã được đặt ra từ mấy thập kỷ qua, đặc biệt là từ khi “Đổi Mới”, đổi mới tư duy, trong đó có tư duy về lịch sử. Chuyện học sinh chán học sử cũng đã được nêu lên từ lâu, thể hiện rõ trong điểm thi môn này. Gần đây nhất, năm 2006 trong 4.622 thí sinh thi vào Đại học Sư phạm Hà Nội, 655 thí sinh bị điểm 0 môn sử (chiếm 15%) và chỉ có 6 thí sinh được điểm 8 trở lên. Nếu tính gộp cả bốn trường đại học, trong đó ba là sư phạm, nghĩa là trường đào tạo ra những người thầy dạy lịch sử, thì 58,5% thí sinh có điểm lịch sử từ 1 trở xuống. Thế rồi, năm 2007, có 150.234 thí sinh bị điểm từ 0 đến 4,5 điểm, chiếm tỷ lệ tới 95,74% tổng số thí sinh khối C, số bị điểm 0 gần 6.000!

    Đã có nhiều phân tích sâu sắc trong hội thảo mà các báo đã đưa, trong đó, sự phê phán tập trung vào Bộ GD-ĐT. Chuyện ấy không oan tí nào. Song, nếu chỉ đổ hoàn toàn cho Bộ GD-ĐT thì liệu có thể giải quyết tận gốc vấn đề học sinh không thích học môn lịch sử không? Sách giáo khoa lịch sử có nhiều vấn đề, điều ấy Bộ GD-ĐT phải chịu trách nhiệm, thế còn những công trình nghiên cứu lịch sử chất lượng kém thì do ai chịu trách nhiệm? Chất lượng của công trình nghiên cứu lịch sử đã được xuất bản là điểm tựa để đảm bảo tính chính xác khoa học của sách giáo khoa lịch sử, là sức hấp dẫn người soạn sách giáo khoa lịch sử. Khi chất lượng ấy có vấn đề thì trách nhiệm thuộc về ai? Ai chỉ đạo xây dựng những công trình đó, trình độ khoa học và bản lĩnh của nhà sử học có ảnh hưởng gì đến chất lượng công trình lịch sử nước nhà hay không?

    Chỉ xin nêu một vấn đề về tính trung thực lịch sử của những công trình nghiên cứu lịch sử đã được xuất bản và là điểm tựa của việc hình thành những sách giáo khoa sử. Một khi mà tính trung thực lịch sử của một số công trình đã đến với đông đảo công chúng chưa cao, điều mà phần lớn những nhà sử học có nhân cách đều biết, song cho đến nay, dường như vấn đề này vẫn chưa được đặt ra một cách sòng phẳng, nghiêm túc và minh bạch. Liệu rồi điều này có rơi vào “sự im lặng đáng sợ” hay không, vì xét cho kỹ, vấn đề nói trên với thực trạng dạy sử và học sử không thể tách rời nhau. Đương nhiên trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, tính chân lý lịch sử sẽ phải được công bố như thế nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, song dù chưa công bố thì rồi tính chính xác khoa học của lịch sử sớm muộn cũng phải thể hiện ra. Vì vậy, cùng với việc nâng cao chất lượng sách giáo khoa lịch sử, nâng cao trình độ dạy sử của người thầy và ý thức đối với việc học sử của học trò nhằm bồi dưỡng tình cảm yêu nước và tinh thần dân tộc cho thế hệ trẻ, phải đặt ra vấn đề chất lượng khoa học của các công trình nghiên cứu lịch sử mà ở đó, tính trung thực của tác giả công trình nhằm làm sáng tỏ chân lý lịch sử là điều có ý nghĩa rất quyết định. Ở đây, trình độ chuyên sâu và bản lĩnh của nhà sử học là điều mà xã hội trông chờ.

    Vả chăng, không thể đặt bộ môn lịch sử riêng rẽ trong hệ thống kiến thức khoa học mà thế hệ trẻ cần được giáo dục, và hệ thống ấy nằm trong nền văn hóa dân tộc. Chỉ khi chúng ta suy ngẫm và hiểu ra được những gì đã hun đúc nên văn hóa Việt Nam, hình thành cốt cách con người Việt Nam, chúng ta mới hiểu rõ bộ môn khoa học lịch sử giữ một vị trí quyết định như thế nào trong nền văn hóa ấy. Bởi lẽ, văn hóa không phải là một hệ thống đóng kín những giá trị loại biệt mà là một tổng hợp đang phát triển của các thành tựu vật chất và tinh thần của một dân tộc. Văn hóa là một cấu trúc có bề sâu. Cuộc sống xã hội được phản chiếu ở bề mặt, dưới bề mặt đó, văn hóa được phân chia theo những tầng khác nhau, thường tiềm ẩn và vô thức. Ở độ sâu này, ta thấy có một sự sắp xếp của các quy tắc văn hóa điều chỉnh bề mặt ở bên trên. Nói đến “sức mạnh văn hóa”, “bản lĩnh văn hóa”, “bản sắc văn hóa”, chính là nói đến sự tiềm ẩn và vô thức này nằm chìm trong đời sống của dân tộc. Chính cái đó làm nên ý thức dân tộc, tạo ra sức mạnh Việt Nam, ý thức và sức mạnh làm cho đất nước này, dân tộc này tồn tại và phát triển. Và, lịch sử là một thành phần mà thiếu nó thì không một ý thức dân tộc nào đứng vững được. Không có ý thức đó thì không thể có một nền văn hóa dân tộc và cũng chẳng thể nào xây dựng được một xã hội Việt Nam hiện đại và văn minh.

    Dòng chảy lịch sử là bất tận, nó tạo nên sức mạnh bất diệt của một dân tộc. Thế hệ trẻ Việt Nam phải được hiểu kỹ về dòng chảy bất tận đó, phải được tắm mình vào trong dòng chảy bất tận đó để tự hào về ông cha mình đã bao đời kiên cường, bất khuất dựng nước, mở nước và giữ nước để trao lại cho thế hệ hôm nay gìn giữ và phát triển. Không có niềm tự hào về dân tộc, tự hào về nền văn hóa dân tộc sẽ không thể vững tin mà đến với thế giới. Ở thời đoạn quá trình phát triển và hội nhập đi vào chiều sâu, càng phải nâng cao sự hiểu biết của thế hệ trẻ về lịch sử, hiểu rõ về ông cha mình, thấy ra được chỗ mạnh và chỗ yếu của dân tộc mình.

    Trên ý nghĩa đó, việc dạy và học lịch sử, những công trình khoa học lịch sử chất lượng cao có tác động lớn đến việc đào luyện con người, con người Việt Nam hôm nay đang phải đối diện với những thách đố chưa từng có.

    Quả thật, “môn lịch sử giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc”, như thư Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi hội thảo nói trên.

    School@net (Theo GS. Tương Lai)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.