Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 2
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 2
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93333207 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Vì sao khoa học Việt Nam chưa phát triển?

    Ngày gửi bài: 01/06/2008
    Số lượt đọc: 2904

    Kinh phí cho khoa học từ ngân sách nhà nước nay đã vượt 400 triệu USD/năm. Thế nhưng, các nhà khoa học Việt Nam chỉ độc lập đứng tên công bố quốc tế bình quân 80 bài báo khoa học/năm trong suốt 10 năm qua...

    "Sử dụng mọi thước đo khách quan, dường như nền khoa học và công nghệ của Việt Nam là một thất bại...", báo cáo của ĐH Havard đã nhận định như thế về nền khoa học Việt Nam. TS Phạm Đức Chính, Viện Cơ học (Hà Nội) phân tích thêm về sự yếu kém của khoa học nước nhà.

    Trên trường quốc tế, trình độ và năng lực của các nhà khoa học và cả các quốc gia được đánh giá trước tiên qua số bài báo công bố trên các tạp chí khoa học chuẩn mực quốc tế, và số bằng phát minh, sáng chế được cấp bởi các cơ quan quốc tế có uy tín.

    Viện Thông tin khoa học (Institute for Scientific Information – ISI, website: www.isinet.com), có trụ sở tại Mỹ đã tiến hành các thống kê trên cơ sở gần mười ngàn tạp chí khoa học tiêu biểu được chọn lọc trong tổng số hơn một trăm ngàn tạp chí đủ loại trên thế giới.

    Chỉ mới góp... một chút với khoa học quốc tế!

    Theo ISI, trong vòng 11 năm, từ tháng 1/1997-12/2007, các nhà khoa học Việt Nam thuộc 17 ngành (y học lâm sàng; vật lý; động, thực vật học; toán; kỹ thuật; sinh học và hoá sinh; hoá; nông nghiệp; vi sinh; môi trường; khoa học vật liệu; miễn dịch học; dược; sinh học phân tử và di truyền; khoa học thần kinh; toán; kinh tế) đã công bố tổng cộng 4.667 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế chuẩn mực.

    Trong khi đó, số công bố quốc tế ISI các ngành của Thái Lan là 20.672 bài báo; Malaysia: 13.059; Hàn Quốc: 203.637. Riêng Trung Quốc, trong khoảng thời gian nói trên, các nhà khoa học nước này đã công bố tới... 508.561 bài báo.

    Từ các con số trên có thể thấy rằng các công bố quốc tế đến từ tất cả các lĩnh vực, và chủ yếu là từ các lĩnh vực khoa học ứng dụng, chứ không phải là đặc thù riêng của các lĩnh vực lý thuyết như Toán hay Vật lý - như ngụy biện của một số người ở ta.

    Căn cứ vào các con số nói trên, dễ dàng thấy rằng các công bố quốc tế của Việt Nam là rất yếu.

    Trong cùng khoảng thời gian nhưng các nhà khoa học Việt Nam chỉ công bố được số bài báo khoa học bằng 1/3 so với Malaysia (trong khi số dân nước ta lớn hơn 3 lần số dân Malaysia), 1/5 số bài của Thái Lan, dưới 1/11 của quốc đảo Singapore, 1/45 của Hàn Quốc, 1/110 của Trung Quốc (số dân VN bằng 1/16 TQ).

    Xét riêng về công bố quốc tế từ nội lực (tự ta làm được) – sự tụt hậu của chúng ta lại càng lớn hơn.

    Cụ thể, gần nửa số bài của Thái Lan là do các nhà khoa học Thái Lan viết và đứng tên tác giả. Trong khi đó, có đến 80% bài báo khoa học của các tác giả Việt Nam công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế là từ “hợp tác quốc tế”.

    Điều đó cho thấy các nhà khoa học của chúng ta vẫn còn phải dựa nhiều vào hỗ trợ quốc tế (về chuyên môn, phương tiện, hoặc tài chính).

    Khả năng sáng tạo công nghệ của một quốc gia được đánh giá qua số lượng bằng sáng chế được cấp bởi những cơ quan có uy tín trên thế giới. Trong những năm qua chúng ta có quá ít sáng chế được đăng ký để có thể có được các so sánh thống kê, ngay cả với các kết quả vốn đã rất khiêm tốn của "hàng xóm" Đông Nam Á của chúng ta.

    Vào năm 1997, số bằng sáng chế được cấp ở Mỹ đối với người Mỹ là 80.295, Nhật: 30.841, Hàn Quốc: 2.359, Singapore: 120, Trung Quốc: 3.100, Malaysia: 23, Thái Lan: 13, Philippin: 8. Trong khi đó, số bằng sáng chế của người Việt chỉ là 1 - theo nhà nghiên cứu Đặng Mộng Lân. Trong năm 2002, Việt Nam chỉ đăng ký có 2 bản quyền với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).

    Không thiếu tiền, chỉ ngại tư duy lạc hậu

    Tư duy nào đã cản trở bước tiến tới hội nhập của khoa học VN những năm qua? Không ít người thường tìm mọi cách lảng tránh các chuẩn mực khoa học nghiêm túc và khách quan với ngụy biện: Chúng ta còn nghèo, trình độ chung còn thấp, việc thực hiện các đề tài “nghiên cứu ứng dụng” không đòi hỏi phải có công bố quốc tế như một số "nghiên cứu lý thuyết” ?

    Lập luận đó vẫn cứ được bám giữ trong nhiều năm, bất chấp nhiều thay đổi tích cực của đất nước thời gian qua.

    Một số cá nhân và cơ quan khoa học thường lấy lý do là họ nghiên cứu ứng dụng để lảng tránh chuẩn mực quốc tế khách quan (?). Nhưng khi đề cập tới Nghị định 115 đặt cơ sở tự trang trải cho các hoạt động ứng dụng, với cơ chế có lợi cho các nhà khoa học làm ứng dụng thật sự, thì họ đồng loạt kêu rằng họ làm nghiên cứu cơ bản và cần được bao cấp.

    Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của chúng ta, kể từ các đề tài lớn cấp bộ ngành và cấp Nhà nước, thực chất chỉ là tập hợp lại các tài liệu đã có ở trong và ngoài nước, áp dụng công nghệ đã có, lắp các số liệu đầu vào các chương trình do mua hoặc xin được của nước ngoài để tính... Thế nhưng, những việc đó không phải là những nghiên cứu khoa học theo quy ước quốc tế.

    Phần lớn các đề tài không được thẩm định khách quan qua các bài báo công bố quốc tế, và trong nhiều trường hợp trở thành nguồn tham nhũng, và là nơi "đánh quả" của các cá nhân và nhóm đặc quyền đặc lợi.

    Trong khoa học – lĩnh vực cần tính chuyên nghiệp cao nhất, tuy chưa nói thẳng ra, nhưng thực tế còn đáng buồn hơn: Các nhà khoa học của chúng ta thiếu tính chuyên nghiệp.

    Trong nhiều trường hợp, các nhà khoa học Việt Nam chỉ thực hiện các bài báo khoa học công bố quốc tế khi có cơ hội được ra nước ngoài cộng tác hay làm thuê (như ở các ngành Toán và Vật lý), hoặc từ các đề tài nghiên cứu ứng dụng trong nước được quốc tế tài trợ và có sự lãnh đạo của chuyên gia nước ngoài (như trong các lĩnh vực khoa học sự sống).

    Ngoài các tác động trên thì từ các đề tài nghiên cứu ứng dụng trọng điểm có kinh phí lớn cấp bộ ngành, cấp Nhà nước tới các đề tài nghiên cứu cơ bản có kinh phí nhỏ hơn, tất cả đều phớt lờ đòi hỏi cần có về công bố quốc tế. Năm 2006, tỷ lệ số bài báo quốc tế do chính các nhà khoa học Việt Nam đứng tên độc lập năm 2006 chỉ còn là 13%, với vẻn vẹn 72 bài – bằng 1/10 số bài nội lực (đứng tên độc lập để công bố quốc tế) của Thái Lan.

    Có ý kiến cho rằng, tiền nào của nấy vì các đề tài trong nước ít tiền hơn, nhưng thực tế cho thấy số ít các đề tài trong nước có được công bố quốc tế lại thường không phải là các đề tài được cấp nhiều tiền. Nhiều nhà khoa học có thu nhập thực tế từ kinh phí các đề tài bao cấp không thua kém, thậm chí còn vượt trội cả… thu nhập của cán bộ khoa học đi công tác ở nước ngoài, nhưng không hề cho được kết quả chất lượng và bài báo quốc tế...

    Có những ý kiến eo xèo rằng, Nhà nước cần phải tăng kinh phí nghiên cứu hơn nữa?!!! – điều đó đúng, nhưng hãy nhớ rằng, cho dù kinh phí cho khoa học từ ngân sách nhà nước được tăng mạnh hằng năm, nay đã vượt 400 triệu USD/năm. Thế nhưng, điều đáng buồn và không thể hiểu nổi, số bài báo quốc tế từ nội lực (đứng tên độc lập) vẫn chỉ đứng nguyên xung quanh con số 80 bài/năm trong suốt 10 năm qua (1/1997-12/2006) – một mức hiệu quả có lẽ vào hàng thấp nhất trên thế giới.

    Lại cũng có ý kiến, ta thiếu đầu tư thiết bị nghiên cứu? Quả thật, thiết bị nghiên cứu ở ta chưa thể đầy đủ và trang bị hoàn hảo như các nước tiên tiến: Anh, Nhật, Mỹ, châu Âu… Nhưng hãy nhìn thử xem: Bao thiết bị đắt tiền và 18 phòng thí nghiệm trọng điểm cấp quốc gia đã được đầu tư nhưng không được khai thác hiệu quả? Các thiết bị đó đã dẫn tới bao nhiêu bài báo công bố quốc tế và có được hiệu quả kinh tế - công nghệ bù đắp được giá trị các thiết bị được mua? phải chăng các thiết bị được đầu tư chưa đúng lúc hay chưa đúng chỗ?

    Trong khi các nhà khoa học Thái Lan và Malaysia từ lâu đã chấp nhận chuẩn mực công bố các nghiên cứu khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín, thì các nhà khoa học Việt Nam lại cố tình phớt lờ điều đó với ngụy biện rằng điều kiện của ta còn chưa được như Âu - Mỹ nên ta chưa làm!!!

    Thiếu ràng buộc về chất lượng nghiên cứu dẫn tới lỏng lẻo trong quản lý và tiêu cực trong việc xét và phân kinh phí các đề tài, đạo đức thấp của cộng đồng khoa học, làm giả ăn thật tràn lan. Kể cả các nhà khoa học đã được đào tạo tốt ở nước ngoài trở về cũng bị tàn lụi dần theo thời gian trong một môi trường thiếu lành mạnh như vậy.

    Với tư duy lạc hậu và tiến độ làm khoa học như đã nói ở trên, phải mấy thập niên nữa chúng ta mới có thể tới được trình độ công bố quốc tế hiện nay của các láng giềng vốn chẳng có gì nổi trội về khoa học và kỹ thuật như Thái Lan và Malaysia. Liệu ta có đành lòng quên đi ước mơ cái ngày Việt Nam sánh vai được với các cường quốc năm châu như cố Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong đợi?

    Cách nhận các cử nhân, kỹ sư bình thường (thậm chí không phải là sinh viên giỏi của các đại học trong nước) bởi các quan chức cơ sở rồi sau vài năm đưa thành biên chế chính thức (nay gọi là hợp đồng dài hạn) là hoàn toàn không ổn, và đang làm mất dần vị thế của Viện như một đầu tầu nghiên cứu khoa học của cả nước.

    Số đông các cán bộ của Viện được biên chế không qua tuyển chọn nghiêm túc, không có năng lực và động lực nghiên cứu, làm việc vật vờ, mà lại vẫn hưởng phần kinh phí nghiên cứu bao cấp.

    Theo GS Phạm Duy Hiển, số người làm nghiên cứu (R&D) của ta hiện rất lớn so với Thái Lan: 21.000 so với 6.400, nhưng kết quả nghiên cứu khoa học theo chuẩn mực quốc tế thì lại quá nghèo nàn so với họ. Các công bố quốc tế từ nội lực của cơ quan nghiên cứu khoa học đầu tầu của Việt Nam là Viện Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam trong năm 2006 chỉ là 41 bài – ít hơn 8 lần số công bố nội lực của Đại học Chulalongkorn của Thái Lan, và ít hơn 57 lần so với con số tương ứng của Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, chưa nói tới các viện nghiên cứu hùng mạnh của Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc...

    Viện KH&CN Việt Nam cần được tổ chức lại! Khi mới thành lập cuối những năm 70 – đầu 80, Viện ưu tiên nhận chủ yếu là các nhà khoa học trẻ đẳng cấp được đào tạo ở nước ngoài, và có tiềm năng trở thành một trung tâm nghiên cứu mạnh, nhưng điều đó đã không xảy ra do nhiều lý do.

    Qua thời gian, chảy máu chất xám cùng với sự úa tàn của nhiều cán bộ ban đầu còn lại cộng với thiếu đầu vào chất lượng đã khiến Viện trở nên già nua trong khi ngày càng xa rời mục tiêu trở thành một cơ quan nghiên cứu khoa học trình độ quốc tế.

    Phạm Đức Chính (Viện Cơ học)

    School@net (Theo http://vietnamnet.vn/khoahoc/2008/05/782005/)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.