Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 11
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 11
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93366839 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Văn hóa đọc - có xuống cấp?

    Ngày gửi bài: 10/06/2008
    Số lượt đọc: 2853

    Vì sao văn hóa đọc đi xuống, vì sao người đọc đánh mất thói quen đọc sách? Văn hóa đọc đang bị lấn át bởi văn hóa nghe nhìn: nhanh, tiện, đỡ tốn kalo, lại không mất nhiều thời gian, nhưng người đọc sẽ tiếp nhận được gì, các bạn trẻ sẽ được dẫn dụ đi đến đâu nếu chỉ cần “nghe”, “nhìn” mà không cần “đọc”....

    Nhà văn Băng Sơn: Nếu trước đây người ta mua 1 cuốn sách buổi tối đọc ở nhà, thì ngày nay cả thế giới về đến đầu giường rồi. Mở radio ra, mở cái máy thu hình ra là thấy cả thế giới mà người ta không cần phải đọc từng trang, từng con chữ một. Cứ thế người ta nói như rót vào tai mình.

    Mình được biết nhiều tri thức mà không mất kalo. Đó là tiến bộ của nhân loại nhưng đồng thời cũng là thứ đã làm hại cho văn hóa đọc. Nó cạnh tranh với văn hóa đọc, lấn át văn hóa đọc. Nhà ai cũng có TV nhưng không phải nhà ai cũng có sách.

    Người đọc bây giờ có lẽ chỉ còn sinh viên và các nhà làm công tác văn hóa, những người làm công tác nghiên cứu. Nếu chúng ta không có cách thức nào đó để văn hóa đọc có chỗ đứng trong lòng người đọc thì “văn hóa lùn” sẽ phát triển và lấn át.

    Văn hóa nghe nhìn rất tốt nhưng chỉ thoảng qua thôi. Và cái thứ văn chương trên mạng, có phải cái nào cũng đọc được đâu, thường thì lôm côm, lộn xộn, câu không ra câu, bố cục không ra bố cục, vì người đọc cũng chỉ cần thông tin.

    Văn hóa đọc đang tạm lùi, tuy nhiên rồi sẽ có lúc con người bình tĩnh lại, cả xã hội cũng bình tĩnh lại thì họ sẽ thấy đọc sách là cần thiết cho tâm hồn. Vì chỉ có những cuốn sách mới cho người ta những bài học nhân văn sâu sắc.

    PGS.TS Văn Giá - Trưởng khoa Sáng tác và Lý luận phê bình văn học - trường Đại học Văn hóa: Tôi cho rằng, văn hóa đọc thực chất là đang lên chứ không phải đang xuống. Các NXB xuất bản rất nhiều sách mà tiêu thụ vẫn rất tốt.

    Thử quan sát trong nhà ga, trên xe buýt, giảng đường, giới sinh viên đọc rất nhiều. Giới quản lý, doanh nghiệp cũng bắt đầu quan tâm đến sách và nhiều người đọc đến nơi đến chốn. Nhiệt hứng đọc sách trong giới trẻ đang lên.

    Họ ham đọc, đọc rất nhiều thứ, cả báo, tạp chí, truyện, mạng internet. Rõ ràng họ đọc và đọc nhiều. Vấn đề đáng quan tâm là chất lượng đọc. Về chuyện này thì đúng là đáng báo động. Giới trẻ họ chỉ thích đọc những cái dễ dãi, dễ hiểu, dễ tiêu thụ.

    Còn sách chuyên ngành, chuyên luận, sách khoa học có giá trị hàn lâm, nặng ký... thì phần lớn là ngại đọc. Chủ yếu họ đọc theo kiểu “ăn liền”, đọc loáng thoáng. Trong khi đó lại có những người đọc theo mốt, cuốn gì cũng đọc qua để nếu ai hỏi thì cũng coi là biết.

    Đọc báo hay các loại sách giải trí cũng cần, nhưng chưa đủ, phải đọc và thẩm thấu nhiều sách khoa học, sách chuyên luận có tính hàn lâm mới đủ tầm của tri thức ngày nay. Tôi cho rằng, đọc qua mạng cũng là một cách đọc. Mạng internet rất cần thiết, báo chí cũng thế, và nơi nào cũng có vàng và rác.

    Đọc trên mạng nhiều cái hay biết bao, nhưng bên cạnh đó thì cũng đầy thứ rác rưởi, nhất là các blog cá nhân. Người đọc phải khôn ngoan thì mới biết lọc ra, biết đề kháng với rác để không bị nó mồi chài, dẫn dụ, thôn tính.

    Giáo sư Văn Như Cương: Tôi lại thấy là văn hóa đọc đang xuống cấp. Thể hiện rõ ràng nhất là số người đọc và số thời gian của một người dành cho việc đọc. Theo nguồn của Tổng cục Thống kê thì năm 2006, trung bình mỗi người dân nuớc ta mua 2,73 cuốn sách, mà cũng trong năm ấy mỗi người dân Pháp mua 8 cuốn. Con số 2,73 cuốn tuy không phải là nhiều, nhưng cũng không đến nỗi quá ít.

    Vấn đề quan trọng là mua về rồi có đọc hay không? Có lẽ sự phát triển của các phương tiện nghe nhìn cũng là nguyên nhân chính cho việc xuống cấp của văn hóa đọc. Bao giờ cái mới mẻ cũng dễ dàng tiếp nhận ngay lúc đầu. Sau đó (có thể lâu hay chóng) người ta mới nhìn nhận lại và lúc đó mọi việc có thể thay đổi.

    Rồi đây tình hình có thể khác. Hãy xem nuớc Pháp hiện nay: trong số tiền dành cho các món ăn văn hóa, các gia đình Pháp sử dụng 51% để mua sách, 20% dành cho đĩa DVD và phim video, 15% dành cho đĩa âm nhạc, và 14% dành cho trò chơi điện tử …

    Quan niệm của tôi là: đọc ở đâu cũng là đọc, đọc sách, đọc báo, đọc trên mạng… Nhưng cái văn hóa đọc thể hiện ở chỗ: đọc cái gì ? Đọc như thế nào và rút ra được những gì sau khi đọc ?

    Bà Phan Thị Kim Dung – Phó GĐ Thư viện Quốc gia: Ở các nước phát triển, người dân cũng làm việc rất vất vả nhưng văn hóa đọc của họ thì tuyệt vời.

    Họ đọc ở bất cứ đâu, ngồi trên metro họ cũng đọc, ngồi trên tàu, xe họ đọc sách quên cả phải xuống bến, ga, thư viện ngày cuối tuần luôn đông kín. Hiện nay, mỗi ngày Thư viện Quốc gia tiếp nhận 22.000 lượt sinh viên đến đọc sách nhưng chủ yếu vào mùa thi.

    Điều đó chứng tỏ giới trẻ chưa có thói quen đọc sách thường xuyên, ít người coi sách như một phương tiện giải trí mà hầu như đọc sách với thái độ bắt buộc. Do đó khó có thể nảy sinh tình yêu với sách cũng như sự thích thú khi cầm cuốn sách trên tay.

    Mặt khác sức cuốn hút của các phương tiện báo đài, truyền hình, internet, game trực tuyến quá mạnh, gây ấn tượng tức thời với giới trẻ khiến họ không còn ham thích với sách nữa – một loại hình giải trí phải lao động trí óc và tốn kalo.

    Đáng báo động là ngày càng rất ít cán bộ nghiên cứu vào thư viện đọc sách. Cách đây 10 năm trước cán bộ đến thư viện đọc sách rất đông, sinh viên chỉ chiếm một phần, nhưng ngày nay sinh viên chiếm đến 80%. Tôi cũng không rõ nguyên nhân là vì sao, có lẽ họ thiếu thời gian.

    Kiều Nguyên - Hoàng Hồng (Thực hiện)

    Dịch giả Đoàn Tử Huyến – Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Đông Tây: Nếu chưa có điều tra cụ thể nào mà chỉ nhìn vào hiện tượng bên ngoài, quan sát số người đọc sách mà kết luận văn hóa đọc đang xuống cấp tôi e là không chuẩn xác. Ngày xưa có một hình ảnh đã thành biểu tượng lãng mạn cho văn hóa đọc là trẻ ngồi trên lưng trâu đọc sách nhưng bây giờ thì không còn nữa. Song không chỉ vì ít có người cầm sách trên tay mà nói là văn hóa đọc đang xuống cấp mà nên có cuộc điều tra cụ thể. Quan điểm của tôi, không nhất thiết cứ phải cầm sách mới gọi là đọc, hay phải đọc sách văn học mới là có văn hóa đọc. Văn hóa đọc theo tôi không thể hiện ở việc đọc nhiều hay ít mà thể hiện ở chỗ đọc sách như thế nào, đọc để làm gì và đọc sách gì. Hiện nay do những điều kiện về mặt xã hội, tỷ lệ đọc sách có thể không cao. Bởi bây giờ người ta có rạp chiếu phim, có băng đĩa, có truyền hình cáp, có internet... nên hẳn nhiên sách không phải sự lựa chọn duy nhất. Thời gian dành cho sách chắc chắn phải ít đi. Nhưng như thế chưa đủ để khẳng định bây giờ đọc sách ít hơn. Người ta kêu ca, người trẻ, SV đọc sách ít, giới trí thức cũng đọc ít. Nhưng trước đây cũng có người thích đọc, có người không thích đọc. Và bây giờ cũng vậy. Tuy nhiên cũng phải nói rằng đúng là có vấn đề với việc đọc nhưng không bi quan đến mức xuống cấp. Theo tôi những cơ quan có thẩm quyền cần phải làm thế nào để những người dân có định hướng tốt cho việc đọc sách. Nếu không có định hướng thì người ta phải tự mò, mà gặp nhiều sách dở thì sẽ chán.

    School@net (Theo http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=24294)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.