Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 3
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 3
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93336096 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Ba giải pháp đột phá: Rằng hay thì thật là hay…(I)

    Ngày gửi bài: 16/09/2008
    Số lượt đọc: 2865

    Đọc kỹ cả ba giải pháp, những người am tường thực tiễn giáo dục đất nước, giới chuyên môn không khỏi bàn luận và đều nghi ngờ tính khả thi của nó. Sắp xếp theo thứ tự ba giải pháp, người ta bỗng nhận ra hiệu ứng bất ngờ: Cái đúng thì không mới, cái mới lại ảo tưởng, không phù hợp thực tiễn…

    Giáo dục, bao giờ cũng là mối quan tâm của con người, của bất kỳ một quốc gia nào. Nhưng với một quốc gia như nước ta, trong thời hội nhập này GD không chỉ là mối quan tâm mà dường như đang trở thành một “nỗi đau” của xã hội.  

    Quan tâm, vì đây là lĩnh vực mà mỗi biến động, mỗi cung bậc thăng trầm của nó đều ngay lập tức đụng chạm đến số phận của hàng triệu  trẻ em- hạnh phúc, hy vọng hay kỳ vọng của hàng triệu gia đình. “Nỗi đau”, vì GD hôm nay chính là dân tộc ngày mai. Sự sống còn, mạnh yếu, sự trường tồn, hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia, một dân tộc trong tương lai có thể đoán định được khi định giá nền GD hiện tại đang phát triển hay khủng hoảng, đang thăng hoa hay đang lâm bệnh.   


    Chính sự quẩn quanh, không lối thoát hiện nay của GD đã thu hút bao nhiêu trí não, tâm sức của các giới, từ bậc trí giả đến người lao động bình dân. Ai cũng mong muốn từ sự chẩn đoán, nhận chân căn bệnh của GD để từ đó bốc thuốc chữa trị. 

    Trong bối cảnh đó, mới đây, GS Hoàng Tuỵ đã đưa ra ba giải pháp, được coi là ba phương thuốc “đặc trị” mang tính “đột phá” trong học và thi ở giáo dục phổ thông. Theo “phương thuốc” này phải phân ban mềm ở cấp THPT, bỏ thi tốt nghiệp THPT và đổi mới thi tuyển sinh sao cho nhẹ nhàng hơn. Ý tưởng và thiện chí của ông ngay lập tức được dư luận xã hội hết sức chú ý và quan tâm, nhất là với những người có trách nhiệm hoặc tâm huyết với sứ mạng GD. 

    Tuy nhiên, đọc kỹ cả ba giải pháp về ba vấn đề căn cốt trong GD, những người am tường thực tiễn GD đất nước, giới chuyên môn không khỏi bàn luận và đều nghi ngờ tính khả thi của nó.  Sắp xếp theo thứ tự ba giải pháp, người ta bỗng nhận ra hiệu ứng bất ngờ: Cái đúng thì không mới, cái mới lại ảo tưởng, không phù hợp thực tiễn. Rằng hay thì thật là hay...

    Nói cách khác, sự đúng đắn thuộc về giải pháp đầu tiên- phân ban mềm, nhưng tiếc thay lại hoàn toàn không phải là giải pháp gì mới mẻ. Sự ảo tưởng, không phù hợp thực tiễn thuộc về giải pháp thứ hai và thứ ba- bỏ thi tốt nghiệp THPT và đổi mới thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ sao cho nhẹ nhàng hơn (theo cách thiết kế của GS). 

    Phân ban mềm- đúng nhưng không mới.

    Để lý giải vì sao giải pháp phân ban mềm của GS đúng nhưng không mới, bạn đọc cần được tường minh một chút về mô hình phân ban đã được triển khai gần đây trong thực tiễn GD nước ta. Cơ sở lý luận của mô hình phân ban mà ngành GD đã tốn bao tiền của, công sức xây dựng và triển khai là ngày nay GD hiện đại luôn nhấn mạnh đến nguyên tắc phân hoá đến tận từng cá thể GD (học sinh). 

    Chính nguyên tắc phân hoá này được ngành GD tiếp cận, nghiên cứu kinh nghiệm các nước trên thế giới, để từ đó thiết kế nên chương trình (hay mô hình) phân ban (đầu tiên) theo ba ban: Ban A (Khoa học tự nhiên- cho HS có năng lực, sở trường thiên hướng các môn toán- lý –hoá, dự kiến khoảng 15-20% số HS), ban C (Khoa học xã hội- cho HS có năng lực, sở trường, thiên hướng các môn văn- sử -địa, dự kiến khoẳng 15-20% HS), còn lại  là ban B (Khoa học kỹ thuật- dành cho khoảng 60-70% học sinh không rõ rệt thiên hướng hay sở trường nào, sẽ đi vào kỹ thuật- công nghệ). 

    Phải khẳng định rằng chủ trương phân ban là đúng, góp phần phân luồng học sinh sau tốt nghiệp phổ thông, tạo nguồn đào tạo “dân trí, nhân lực, nhân tài”. Nhưng thất bại của chủ trương này, nằm ngay ở chính nó, nhất là ban B, do tâm lý học sinh số đông nước ta, của các bậc cha mẹ chỉ nhắm tới cánh cửa ĐH, học để  có cái bằng, để“ làm quan”, mấy ai học để có nghề, làm thợ? Ban B dần teo tóp. 

    Dù đúng đắn và thiết kế khá lý tưởng, sau bẩy năm thí điểm, tốn hàng nghìn tỷ đồng của dân,  mô hình phân ban đầu tiên đã phải bẽ bàng khép lại. Vì thể diện (hay sĩ diện), để chữa cháy, ngành GD lại tiếp tục thí điểm một mô hình phân ban mới, bế tắc và xơ cứng cả về tư duy, ý tưởng lẫn thiết kế, một mô hình mà thực chất còn lạc hậu hơn, thậm chí “phản động” hơn (theo nghĩa triết học- ngăn cản sự tiến bộ), so với mô hình phân ban cũ, thiếu cả căn cứ khoa học lẫn căn cứ thực tiễn.  

    Theo đó, mô hình phân ban (lần hai) này chỉ có hai ban, gồm ban A (KHTN), ban C (KHXH và Nhân văn) nhằm “chạy theo” nhu cầu vào ĐH của tuổi trẻ. Nghiêm trọng hơn, với mô hình mới, thực chất ngành GD “đánh rơi” luôn vai trò điều tiết của quản lý Nhà nước là tạo nguồn đào tạo nhân lực có kỹ thuật phục vụ công cuộc phát triển kinh tế- xã hội. 

    Một lần nữa, sự thất bại cầm chắc của mô hình phân ban cứng nhắc này không tránh khỏi, là làm ngơ trước thực tế, số đông HS không có cả thiên hướng, sở trường KHTN, KHXH sẽ đi đâu, về đâu? 

    Vào đúng thời điểm năm học mới gần kề, khi phải triển khai chính thức, rối trí và lúng túng trước sự dự báo và phản ứng quá lo ngại của xã hội, rốt cuộc, ngành GD đã nghĩ được một lối thoát- ban Cơ bản kết hợp với tài liệu tự chọn (dành cho những học sinh có học lực tầm tầm) ra đời. Bởi thế, người ta gọi đó là “cứu cánh” của mô hình phân ban mới. Cứu cánh, bởi nó đã cứu mô hình phân ban (lần hai) thoát khỏi sự phá sản không thể cứu vãn. 

    Cũng có thể gọi ban Cơ bản (kết hợp tài liệu tự chọn) là ban thực hiện nguyên tắc phân hoá mềm dẻo nhất (phân ban mềm), ở chỗ, ban này có tới tám tài liệu, chuyên đề tự chọn theo hai cấp độ “bám sát” và “nâng cao” của tám môn: toán, lý, hoá, sinh, văn, sử ,địa, ngoại ngữ, cho HS có thể tự chọn và học nâng cao trình độ. Điều đáng nói, dù thiết kế mềm dẻo, phù hợp nhu cầu HS và thực tiễn GD, do nhiều căn nguyên, mọi con đường phân ban của ngành GD, rút cục sẽ chỉ dẫn đến… cánh cửa trường ĐH. 

    Tính mềm dẻo của ban Cơ bản (kết hợp tài liệu tự chọn) thể hiện ưu thế ở chỗ, ngay lập tức, được HS các nhà trường hồ hởi đón nhận. Có những tỉnh, GD khá phát triển, nhưng gần 90% số lớp thuộc ban Cơ bản. Còn ngay tại Hà Nội, có những trường tên tuổi, cũng chỉ có duy nhất một ban- Cơ bản. Khỏi phải nói, Bộ GD và ĐT năm đó, đã thở phào như thoát được nỗi ám ảnh bế tắc của…phân ban, sự ám ảnh có khi ngay cả trong giấc mơ(!). 

    Nói giải pháp phân ban mềm của GS Hoàng Tuỵ đúng nhưng không mới, bởi lẽ, phương án phân ban mềm GS đưa ra, mô phỏng tựa ban Cơ bản (kết hợp tài liệu tự chọn), mà nhiều người đã dự báo, nó sẽ là phương án phân ban của tương lai, mà dù muốn hay không, trước sau ngành GD cũng sẽ phải hướng tới, hoàn thiện nó. Ngay sau khi ban Cơ bản xuất hiện, đã có tiên đoán, chương trình phân ban “ Sẽ phải bước sang trang mới”, chỉ còn lại ban Cơ bản (kết hợp tài liệu tự chọn) mà thôi. 

    Điểm mới duy nhất của phương án GS Hoàng Tụy đưa ra, có tính khác biệt là tổ chức phân ban mềm theo hình thức tín chỉ- một hình thức đào tạo mà hiện nay một số trường ĐH có ưu thế hơn hẳn về điều kiện cơ sở vật chất…cũng mới bắt đầu cập nhật, còn hết sức lúng túng, hạn chế. Nhưng với cách phân ban mềm, tổ chức đào tạo lại theo hình thức tín chỉ, học sinh lớp 12 nếu lựa chọn tài liệu ở mức cao nhất, có thể ngang chương trình năm thứ nhất ĐH (!), liệu điều đó có là ảo tưởng và mâu thuẫn? 

    Bởi ngoài sự đòi hỏi về điều kiện cơ sở vật chất như thư viện, nguồn tài liệu sách báo, sự khác nhau lại nằm ở chính mục tiêu cấp độ đào tạo. GD phổ thông vốn là nền tảng, mang tính “văn hoá phổ quát” như chính GS đã phân tích, nên việc học tập của HS cấp THPT thực chất vẫn phải mang tính rèn luyện bắt buộc, trong khi đào tạo theo tín chỉ (thường chỉ áp dụng ở bậc ĐH) dựa trên cơ sở người học phải rất tự giác, và có một khả năng tự học nhất định. 

    Phân ban mềm cần những điều kiện gì? 

    Mặt khác, phải thấy một điều, ngay trong thực tiễn GD nước ta hiện nay, cho dù ban Cơ bản có ưu thế hơn hẳn, thì nó cũng đòi hỏi ba điều kiện sau mà vì lẽ đó, sự “bước sang trang mới” của ngành GD sẽ không thể một sớm một chiều. 


    Đó là: 1) Cơ sở vật chất các trường THPT phải tương đối đầy đủ, đáp ứng nhu cầu học tự chọn của HS. Điều này là cực kỳ khó khăn với các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng cao…

              2) Trình độ quản lý của hiệu trưởng các trường, từ việc thiết kế thời khoá biểu (linh hoạt và tỷ mỉ) đến điều hành đội ngũ giáo viên đều phải được nâng cao hơn hiện nay.

              3) Đặc biệt nhất, cơ chế quản lý sử dụng giáo viên dạy học tự chọn, phải mềm dẻo, linh hoạt tương ứng với cách thiết kế mềm dẻo của chương trình tự chọn. 

    Điều đó, giải thích vì sao các trường dân lập, nơi mà cơ chế sử dụng giáo viên theo hình thức hợp đồng, việc áp dụng ban Cơ bản (kết hợp tài liệu tự chọn) khá nhẹ nhàng, thuận lợi. Trong khi các trường công lập lại rất lúng túng, “ăn đong” vì cơ chế quản lý giáo viên ăn lương theo biên chế Nhà nước cứng nhắc, bất di bất dịch, theo kiểu “không muốn dùng cũng phải dùng”, ngược lại có trường hợp “muốn dùng lại không được dùng”. 

    Nhưng nhìn tổng thể, dẫu cho phương án phân ban mềm, ở đây là ban Cơ bản, chưa thể một sớm một chiều thành hiện thực ngay, điều đáng mừng là ở chỗ, vượt ra khỏi tầm ảnh hưởng của một phương án tổ chức dạy học, phân ban mềm sẽ góp phần tác động đến cơ chế quản lý và sử dụng giáo viên trong tương lai. 

    Cơ chế quản lý và sử dụng giáo viên theo kiểu hành chính cứng nhắc, không cho phép sự sàng lọc, đào thải những giáo viên kém năng lực, kém phẩm chất nhất định sẽ phải được thay thế bằng một cơ chế quản lý và sử dụng giáo viên mềm dẻo, linh hoạt, có ý nghĩa kích thích sự nỗ lực không ngừng vươn lên của cá nhân người thầy, hạn chế sự lười nhác, lơ là bổn phận, gắn với thưởng phạt công minh. Và đó cũng là một sự vận động đồng bộ, thúc đẩy đối mới cơ chế quản lý GD đầy trì trệ và lỗi thời hiện nay.    

    Kim Dung

    School@net (Theo http://vietnamnet.vn/thuhanoi/2008/08/800275/)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.