Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93337562 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Đổi mới quản lý giáo dục: Nói và làm

    Ngày gửi bài: 07/09/2009
    Số lượt đọc: 2611

    Đổi mới quản lý giáo dục (GD) như thế nào, hiệu quả đến đâu, nhiều người còn nghi ngại… vì họ nhìn vào cung cách quản lý của ngành mấy năm qua và thực trạng giáo dục hiện nay.

    Chủ đề năm học mới 2009 - 2010: “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” được đông đảo cán bộ, giáo viên trong ngành đồng thuận và người dân quan tâm theo dõi. Nhưng đổi mới quản lý GD như thế nào, hiệu quả đến đâu, nhiều người còn nghi ngại, thậm chí không ít người sợ cải cách vì họ nhìn vào cung cách quản lý của ngành mấy năm qua và thực trạng giáo dục hiện nay.

    Có người cho rằng mấy năm qua ngành giáo dục đã có những đổi mới quản lý chưa phù hợp thậm chí chệch hướng với quy luật giáo dục. Đó là:

    Bùng nổ quá nhiều trường ĐH, CĐ

    Năm 1987 cả nước có 101 trường đại học, cao đẳng. Đến năm 2009 cả nước có 376 trường ĐH, CĐ. Như vậy số trường tăng gấp 3,7 lần. Số sinh viên từ 133 000 lên 1,7 triệu sinh viên, tăng 13 lần. Số giảng viên chỉ tăng 3 lần. Như vậy số sinh viên tăng gấp 4, 24 lần số giảng viên, dẫn tới số sinh viên/ giảng viên từ 6,6 lên 28 sinh viên/giảng viên. Cả nước chỉ có 320 giáo sư, bình quân mỗi trường chưa có 1 giáo sư, còn trên thực tế nhiều trường không có…giáo sư nào.

    Từ xưa nhân dân ta đã có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Thiếu giảng viên gấp hơn 4 lần so với trước, “đồng nghĩa” với chất lượng đào tạo giảm đi hơn 4 lần. Điều đó không có gì thay thế được. Đây là một bước hụt hẫng về chất lượng đào tạo, giống như một vật rơi tự do từ lầu 4 xuống mặt đất.

    Cùng với sự thiếu hụt về đội ngũ giảng viên là sự thiếu thốn trầm trọng về cơ sở vật chất, trường lớp, nhất là các trường ngoài công lập. Ký túc xá cần phải có cho hơn 1 triệu sinh viên thì mới đáp ứng được khoảng 15%. Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng có khoảng 15 nghìn sinh viên trong khi ký túc xá chỉ cung ứng được 2 nghìn chỗ ở (13%) số còn lại phải ra nhà trọ, cuộc sống sinh viên vốn đã khó khăn lại càng thêm khó khăn.

    Sự bùng nổ phát triển các trường ĐH, CĐ sẽ dẫn đến thoát khỏi tầm kiểm soát của ngành GD, trái với quy luật của quản lý phát triển GD. Sự nghiệp trăm năm “trồng người” của dân tộc không thể bùng nổ bất thường như hiện nay. Ngành GD cần biết lắng nghe cả ý kiến của những người “không quan trọng” (ý của Bác Hồ trong “Sửa đổi lề lối làm việc”), nhưng đặc biệt cần lắng nghe và tập hợp được trí tuệ của đông đảo các nhà khoa học, nhà giáo trong vấn đề này.

    Coi nhẹ GD mầm non, GD tiểu học, trung học cơ sở và dạy người

    Dạy con từ thuở còn thơ là triết lý sống của dân gian, nhưng cũng được coi là “nguyên lý” của GD, nhưng mấy năm qua Bộ GD giành quá nhiều thời gian cho việc đổi mới thi cử như thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển vào ĐH.

    Dự thảo về đổi mới thi cử viết tới hơn 20 lần nhưng tới nay vẫn còn đắp chiếu để đó. Bộ GD tập trung quá nhiều cho các dự án về tăng học phí, đổi mới cơ chế tài chính, tập trung cho việc mở quá nhiều trường ĐH…Bộ còn có đề án đào tạo 20 nghìn tiến sỹ đến năm 2015. Ngoài 17 trường ĐH đào tạo theo 23 chương trình tiên tiến, còn tập trung xây dựng 4 trường theo chuẩn quốc tế để đến năm 2020 có 2 trường lọt vào loại 200 trường ĐH đứng hàng đầu thế giới…

    Nhưng làm GD cũng như xây một ngôi nhà, GD tiểu học là nền móng. Nếu GD phổ thông chất lượng thấp, học sinh “rỗng” kiến thức cơ bản một cách hệ thống thì không thể nói xây dựng được nền GDĐH có chất lượng tiên tiến và hiện đại.

    Mấy chục năm qua dân số nước ta tăng thêm gần một triệu người mỗi năm mà học sinh mầm non chỉ tăng chưa đầy nửa triệu em. Năm học 2007- 2008 có 3 195 731 em học sinh mầm non, nhưng chỉ có 1 394 201 em là học sinh trường công lập, chiếm 43%.

    Các trường lớp mầm non ở nông thôn chủ yếu là dân lập, cơ sở vật chất nghèo nàn đời sống giáo viên gặp nhiều khó khăn, lương không đủ sống, nhiều giáo viên bỏ nghề. Ở thành phố cũng còn nhiều phường chưa có trường mầm non công lập.

    Giáo dục tiểu học năm 1997-1998 có 10 431 337 học sinh, đến năm học 2007- 2008 có 6 871 795 học sinh. Quy mô giảm hơn 3 triệu học sinh tiểu học vẫn chưa có câu trả lời đầy đủ, chính xác. Tổ chức UNDP thì cho rằng ở Việt Nammỗi năm có khoảng 2 triệu trẻ em còn ở ngoài nhà trường do bỏ học hoặc chưa bao giờ đến trường.

    Đã thế, nhìn chung chất lượng GD tiểu học chưa đồng đều. Số trường yếu kém còn nhiều, số trường tốt ít nên tình trạng chạy trường, chạy lớp, học thêm ngay từ lớp 1 ngày càng gia tăng và có nhiều tiêu cực. Cấp trung học cơ sở tỷ lệ bỏ học cao. Số học sinh THCS qua 3 năm giảm gần 1 triệu em. Chất lượng giảm sút và phân hóa thể hiện rõ nét ở kỳ thi tuyển vào lớp 10 THPT như ở Hà Nội, Bà Rịa Vũng Tàu…

    Kết quả điều tra gần đây của Viện nghiên cứu và phát triển GD Việt Namnhư sau:

    Tỷ lệ học sinh quay cóp ở tiểu học là 8%; ở THCS là 55%; THPT là 60%; CĐ, ĐH là 69%. Tỷ lệ nói dối cha mẹ ở tiểu học là 22%; ở THCS là 50% so với số học sinh. Tỷ lệ vi phạm luật giao thông ở tiểu học là 4%, ở THCS là 35%...

    Có người đã phải chất vấn cơ quan chủ quản: Dường như đã rất nhiều năm, Bộ GD chỉ tập trung đầu tư đổi mới công cụ giảng dạy, phương pháp giảng dạy, chương trình và sách giáo khoa, mà chưa có đổi mới về dạy người theo mục tiêu mà các nghị quyết và Luật GD 2005 đã ban hành.

    Một ví dụ: Môn GD công dân cấp THPT có 105 tiết mà chỉ có 11 tiết dạy đạo đức. Đó là chưa kể người ta còn cho đây là môn phụ nên sẵn sàng cắt bỏ tiết dạy, giành cho việc kiểm tra thi thử các môn phải thi. Tình trạng xuống cấp về đạo đức của một bộ phận học sinh ngày càng nhiều và trầm trọng hơn từ thấp đến cao, từ lười học đến vi phạm pháp luật, làm cho xã hội hết sức lo ngại.

    Luẩn quẩn đối mới: Sư phạm hay phổ thông?

    Một trong những yếu tố quyết định chất lượng GD là đội ngũ giáo viên. Nếu nói GD là quốc sách hàng đầu thì các trường sư phạm phải được đầu tư và quan tâm hàng đầu trong các trường ĐH, CĐ. Đội ngũ giáo viên cũng phải được chăm lo hàng đầu về đời sống vật chất và tinh thần trong xã hội.

    Thế nhưng cách làm GD của ta là đổi mới GD phổ thông trong khi chưa đổi mới đào tạo sư phạm. Chất lượng tuyển sinh sư phạm còn vào loại thấp, nhất là ở các trường sư phạm địa phương. Việc thiếu giảng viên ở ĐH như trên đã nói và thiếu giáo viên ngay cả ở những thành phố lớn là điều không thể chấp nhận.

    Chương trình đào tạo của các trường sư phạm phải được cải cách. Các trường ĐH sư phạm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế…phải là những trường đứng vào hàng đầu các trường ĐH trong nước.

    Mấy vấn đề nêu trên chỉ có ý nghĩa phương pháp luận để thấy rằng đổi mới quản lý GD theo kiểu gì cũng phải tuân theo những quy luật của GD. Nếu cứ đổi mới xoành xoạch, vội vã mà không đúng hướng, không đúng quy luật thì sự đột phá rất có thể trở thành “đục phá”.

    • Trần Nam

    School@net (Theo http://tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/7907/index.aspx)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.