Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 5
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 5
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93412722 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Nguyên Phó Chủ tịch nước: Giáo dục vẫn là nỗi lo lớn...

    Ngày gửi bài: 09/09/2009
    Số lượt đọc: 2589

    "Ở VN, không hiểu vì sao ai cũng sợ chữ "cải cách". Các vấn đề về các cấp học phải giải quyết cơ bản, toàn diện. GD là một khoa học tổng hợp, nên phải huy động trí tuệ của cả đất nước để đáp ứng mục tiêu phát triển đầy thách thức của mình" - Nguyên Phó CT nước, nguyên Bộ trưởng GD Nguyễn Thị Bình.

    Học vẹt, học nhồi nhét đều là "căn bệnh" từ hồi đó...

    - Thưa bà, được biết, bà là một trong những người chủ trì triển khai CCGD năm 1981, lúc đó, đất nước rất khó khăn “không có tiền”. Nay, nếu so với trước đây, GD chúng ta được đầu tư rất nhiều tiền: Tiền đầu tư của Nhà nước, tiền đi vay thông qua các dự án, tiền từ các nguồn lực xã hội. Nhưng chất lượng GD vẫn là nỗi lo lớn của cả đất nước. Bà có nhận xét gì thực tiễn này?

    Bà Nguyễn Thị Bình: Vấn đề GD- ĐT hiện nay là nỗi lo và trách nhiệm của mọi người. Thời điểm năm 1981, điều kiện cơ sở trường lớp cho GD rất thiếu thốn, thậm chí nhếch nhác. Nhưng GD đã đóng góp quan trọng vào nhiệm vụ chính trị lúc đó là hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

    Ở trong nước, ngành GD được đánh giá là "bông hoa của XHCN". Từ 95% số dân mù chữ, tiến tới cả nước có tới 80- 90% số người trong độ tuổi biết chữ- có thể xem đó là sự "đổi đời". Với bạn bè nước ngoài, so với một nền kinh tế còn nghèo nàn, thiếu thốn như Việt Nam sau chiến tranh, thì GD nước ta được đánh giá là phát triển.

    Từ năm 1990, nhiệm vụ trọng tâm của đất nước là xây dựng và phát triển, để đuổi kịp và cạnh tranh với quốc tế. Yêu cầu về GD cũng rất cao, không phải như trước kia chỉ xoá mù chữ, biết đọc, biết viết, biết mấy phép toán...

    Trong tình hình như vậy, GD bộc lộ những yếu kém cố hữu trước đây đã có, và ngày càng thấy rõ khiếm khuyết. Ví dụ như học vẹt, học nhồi nhét đều là “căn bệnh” từ hồi đó chứ không phải là bệnh mới xuất hiện gần đây. Cộng thêm yêu cầu hiện nay đòi hỏi GD phải dạy học sinh cách tự học, sáng tạo, tiếp cận với tiến bộ KHKT. Tất cả những điều đó đặt GD trước những thách thức, nên phải nói rằng chúng ta rất lo là phải.

    Không phải chỉ Đảng, Nhà nước lo, mà cần cả xã hội chung tay. Để xây dựng xã hội mới, luôn luôn phải nhớ tới “chất lượng con người”, chứ không phải yêu cầu đơn thuần về nguồn nhân lực đủ cho từng mặt.

    - Một trong những yếu tố quyết định chất lượng GD là đội ngũ giáo viên. So với những năm trước thời bà còn làm Bộ trưởng GD, đội ngũ GV ngày nay đã được nâng cao chất lượng hơn nhiều thông qua các dự án chuẩn nghề nghiệp GV, các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nhưng chất lượng GD vẫn không nâng cao hơn. Vì sao vậy, thưa bà? Điều gì là bất ổn ở đây?


    - Chất lượng GD được quyết định bởi nhiều yếu tố: Chương trình, phương pháp, thiết bị dạy học, trường sở và đặc biệt là chất lượng đội ngũ GV. Bậc học càng thấp, thì đội ngũ GV càng phải có trình độ cao, vì tính nền tảng của hệ thống GD. Trước kia, bậc học thấp thì trình độ GV cũng thấp, kiểu “cơm chấm cơm”. Đó là nhận thức không đúng.

    Bây giờ, đội ngũ GV được đào tạo nhiều năm hơn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuẩn hóa...Cho nên, về hình thức, đội ngũ này có được quan tâm hơn, nhưng chất lượng thực chất chưa có chuyển biến đáng kể.

    Hơn nữa, nếu xét tới các yêu cầu mới cần thiết mà GD thời nay đòi hỏi thì trình độ đội ngũ đó còn hạn chế. Trong hội nghị về chuẩn hoá GV tôi tham dự gần đây, con số GV đạt “chuẩn hoá” đưa ra là 80%. Tôi không tin con số này, có lẽ đó chỉ là bệnh thành tích thôi.

    Do đó, muốn nâng cao chất lượng GV, phải có chuyển biến cơ bản trong chất lượng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ, chương trình sư phạm phải được cải cách, chế độ bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy cho sinh viên sư phạm không phải là đi thực tập vài tháng hè như hiện nay...

    Thất bại bởi không đổi mới tư duy

    - Trong vấn đề đội ngũ, đổi mới phương pháp giảng dạy của GV là quan trọng nhất. Công cuộc đổi mới GD từ 2000 đến nay, với mục tiêu lớn nhất là đổi mới phương pháp giảng dạy thì thực chất cũng đã coi như thất bại. Bà nhìn nhận vấn đề này có nguyên nhân từ đâu?

    - Theo tôi, vấn đề phương pháp giảng dạy là cái yếu của GD VN từ trước tới giờ. Phương pháp thế nào thì phản chiếu một kiểu tư duy thế ấy. Phải đổi mới tư duy thì mới đổi mới được phương pháp. Không đổi mới tư duy thì làm sao đổi mới được phương pháp.

    Thứ hai là vấn đề đồng bộ. Đổi mới phương pháp đòi hỏi sự đổi mới đồng bộ về sĩ số học sinh, chương trình, nội dung, thiết bị..Học phải đi đôi với hành, và thực hành đầu tiên là phải có thiết bị. Thế nhưng nơi này có, nơi kia không có, hoặc có thì không ai dùng, cũng không bảo trì, bảo quản, để hỏng hóc, xuống cấp…

    Một lớp đông tới 45- 50 học sinh thì khó áp dụng phương pháp mới được. Người thầy không thể bám sát học sinh, làm sao mà gợi mở, theo dõi từng em. Cái gì đưa ra cũng phải có tổng kết, để xem cái gì được, cái gì chưa được còn sửa chữa, nâng cấp. Thế nhưng GD mình không tổng kết, ngoài cái tổng kết...thi đua hàng năm(!)

    - Chưa kể cơ chế cung ứng thiết bị GD hiện nay có rất nhiều lỗ hổng, lãng phí vô cùng, thưa bà!

    - Có người than vãn rằng ngành GD không đủ điều kiện để làm cho GD có chất lượng hơn, nhưng cũng có người đưa ra được bằng chứng GD lãng phí vô cùng. Bây giờ tôi chỉ mong ngành GD thử tính toán, cái gì cần mà GD chưa có, cái gì GD lãng phí. Tôi nghĩ, trước khi nói học phí cao thì nên làm minh bạch cái này.

    Về việc thiếu đồng bộ, tôi xin ví dụ: Kế hoạch đưa ra là tới 2015 sẽ dạy môn Ngoại ngữ ở tất cả vùng miền. Nhưng ở nông thôn, nhiều nơi học tiếng Việt còn chưa xong, cô giáo, thầy giáo chỉ lõm bõm ngoại ngữ thì dạy chỉ làm hư con nít. Lãng phí giáo viên, lãng phí thời gian mà hiệu quả bằng 0.

    Tôi từng biết rất cụ thể, một em học phổ thông ở nông thôn, 3 năm học tiếng Pháp mà không biết chữ nào, mỗi lần kiểm tra nộp cho giáo viên 10 nghìn đồng là “qua”.

    - Nhiều ý kiến nhận xét, muốn cải cách GDPT, cần cải cách sư phạm trước, trong đó đổi mới phương pháp đào tạo: Từ giảng dạy, thực hành, thực nghiệm sư phạm đến nghiên cứu khoa học. Ý kiến của bà thế nào?

    - Cải cách sư phạm cũng phải song song với cải cách phổ thông. Nói cải cách sư phạm trước thì cũng không được, mà sau thì mất thời giờ. Thời tôi làm Bộ trưởng GD, tôi cũng lúng túng về vấn đề này.

    Nguyên nhân là do mình không có sức để lo cả hai. Nhưng phải có CT mục tiêu cải cách phổ thông trước. Khi bắt đầu bàn cái này, thì cái kia cũng phải tiến hành. Làm sao để mọi nghiên cứu về mục tiêu, CT, phương pháp áp dụng cho học sinh phải được trường sư phạm tiếp nhận để giải quyết.

    Cải cách GD và bậc tiểu học

    - Trong bối cảnh hiện nay, nhiều chuyên gia GD cho rằng, cần tập trung cho GD tiểu học, bậc học nền tảng; và GDĐH- đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao gắn với phát triển kinh tế- xã hội, đó là cách nhìn khôn ngoan xuất phát từ thực tiễn. Bà nhìn nhận vấn đề CCGD như thế nào? Và với tư cách là một người mẹ, rồi người bà, theo bà, GD tiểu học hiện nay, vấn đề gì đáng quan tâm nhất?

    - Vì mục tiêu lâu dài phải lo GD tiểu học, mục tiêu cấp bách thì phải GD nghề, GDĐH, CĐ. Nhưng cả 2 vấn đề này hướng giải quyết của Bộ GD chưa thật rõ ràng lắm. Khi tình hình mới với yêu cầu rất cao thì đổi mới từng mảng không giải quyết được, mà phải tiến hành đồng bộ theo hệ thống và đặt vấn đề GD trong chiến lược chung của đất nước.

    GD là nhân tố quyết định của sự phát triển. Hiện nay, có 35 quốc gia trong đó phần lớn là quốc gia tiên tiến đặt vấn đề cải cách GD. Đó là những nước đã ổn định về nhiều mặt, nền GD của họ không xáo trộn vì chiến tranh như nước ta mà họ còn muốn cải cách GD để phục vụ sự phát triển của đất nước.

    Ở VN, không hiểu vì sao ai cũng sợ chữ "cải cách". Các vấn đề về các cấp học phải giải quyết cơ bản, toàn diện. GD là một khoa học tổng hợp, nên phải huy động trí tuệ của cả đất nước để đáp ứng mục tiêu phát triển đầy thách thức của mình. Phải có một Ủy ban CCGD gồm người trong ngành, ngoài ngành, trong nước và ngoài nước.

    Trước mắt, nên quan tâm tới GD tiểu học. Nếu trong 5 năm đó, chất lượng GD tiểu học được tạo đà tốt, thì sẽ là nền tảng vững chắc cho GDPT. GD phổ thông vững chắc là nền tảng của nền GD tiên tiến, hiện đại.

    GD tiểu học theo tôi, mấu chốt giải quyết là vấn đề GV. GV tiểu học phải có trình độ ĐH, được đào tạo có thể giải quyết được mục tiêu chương trình GD tiểu học. Phải xóa bỏ sự áp đặt của cô giáo, thầy giáo, người lớn lên học sinh. Làm sao học sinh phải có niềm vui được đi học, ham học, thích học và phát huy được khả năng nó có. GV hay chương trình GD cũng phải theo hướng gợi mở, hướng dẫn chứ không phải là áp đặt.

    Đừng “ăn cắp tuổi thơ” của các em, làm thui chột khả năng của các em, làm cho các em bị khống chế bởi các CT, phương pháp dạy nặng nề, thô cứng, không phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi.

    Từ tiểu học, GD phải làm thế nào đảm bảo bình đẳng xã hội. Tất cả các cháu phải có điều kiện được GD tốt nhất trong điều kiện của mình. Các cháu từ nhỏ được sống bình đẳng trong cơ hội để phát triển, để đi vào đời. Nếu làm được việc đó thì sẽ là một sự công bằng tốt đẹp nhất của xã hội dân chủ, văn minh.

    - Xin cám ơn bà.

    ·Kim Dung - Nguyên Nhung (thực hiện

    School@net (Theo http://tuanvietnam.net/vn/nhanvattrongngay//7754/index.aspx)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.