Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 8
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 8
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93376907 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Hãy biết cởi trói cho giáo dục

    Ngày gửi bài: 12/09/2009
    Số lượt đọc: 2871

    Nguyên Ngọc

    Không giải quyết tốt giáo dục sẽ dẫn tới thảm họa cho đất nước

    Thủ tướng Malaysia Badawi cho rằng đối với nước ông hiện nay giáo dục không chỉ là vấn đề hàng đầu, mà còn nói dứt khoát hơn, là vấn đề sống hay chết. Các nước quanh ta, đang phát triển tốt hơn ta, và ta cũng đang cố đuổi cho kịp họ, cũng đều nghĩ và làm như vậy.

    Thủ tướng Malaysia Badawi cho rằng đối với nước ông hiện nay giáo dục không chỉ là vấn đề hàng đầu, mà còn nói dứt khoát hơn, là vấn đề sống hay chết. Các nước quanh ta, đang phát triển tốt hơn ta, và ta cũng đang cố đuổi cho kịp họ, cũng đều nghĩ và làm như vậy.

    Có thật sự muốn cải cách?

    Ở ta, về giáo dục, cũng đã có người nói một cách quyết liệt "Cải cách hay là chết!". Các nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng 5, 7, 9 (khóa X) đều khẳng định rõ phải tiến hành cải cách giáo dục. Duy có điều lạ, chỉ có bộ chủ quản của ngành này thì chỉ nói thực hiện Chiến lược giáo dục 2009 - 2020 chứ không hề nói đến cải cách giáo dục, cùng lắm thì cũng chỉ nói thực hiện chiến lược kia và đưa tinh thần cải cách vào đó. Vì sao bộ chủ quản lại nhạt nhẽo với cải cách giáo dục sống còn như vậy?

    Chắc cũng không khó hiểu: Vì cải cách giáo dục là xuất phát từ nhận định nền giáo dục của chúng ta đang khủng hoảng nghiêm trọng và toàn diện, và điều đó thì bộ không nhận. Không có gì đáng ngạc nhiên khi liên tục thấy những giải pháp do bộ đưa ra, mới trông có vẻ tích cực, nhưng lại rất lộn xộn, chắp vá, không nhất quán, nhiều khi chỉ làm cho tình hình thêm rối rắm, và cũng không ít khi khiến người ta... buồn cười (như chuyện yêu cầu trẻ con 5 tuổi phải đi lùi được mấy mét và gần đây lại là trẻ con mẫu giáo phải phân biệt được nhạc cổ điển với điệu nam ai!...).

    Vậy nên điều đầu tiên và quan trọng nhất hiện nay là yêu câu Bộ Giáo dục - Đào tạo tỏ rõ ý kiến của mình về cải cách giáo dục, Bộ có nhất trí với chủ trương cải cách giáo dục của Trung ương Đảng hay không? Nếu không thì tất phải nghĩ đến chuyện khác.

    Đột phá vào chỗ nhức nhối nhất: chuyện thi cử!

    Giáo dục là một hệ thống lớn và phức tạp. Mọi thay đổi và cải cách đối với giáo dục bao giờ cũng phải xuất phát từ cái điều mà chúng ta vẫn gọi là triết lý giáo dục, tức quan điểm cơ bản của chúng ta về con người mà nền giáo dục ấy muốn tạo ra. Triết lý, quan điểm ấy chi phối mọi mặt, mọi khâu của nền giáo dục. Song cũng lại có một điều khác: không thể cùng lúc "tấn công" vào tất cả các mặt, các khâu ấy. Cần chọn một điểm đột phá để bắt đầu. Tôi muốn nhắc lại một đề nghị đã được đưa ra từ năm 2004: Đột phá vào một chỗ đang lộ rõ nhức nhối nhất hiện nay: chuyện thi cử.

    Như ai cũng biết, cứ mỗi năm toàn xã hội lại xáo động, rối lên một trận về chuyện thi cử. Bộ thì huy động toàn lực, toàn bộ máy không lồ của mình từ trung ương đến địa phương, mỗi năm lại thêm bao nhiêu sáng kiến, cải tiến rối rắm và tự chúng lại mâu thuẫn với chính mình. Chẳng hạn năm nay đề thi văn được coi là sáng tạo, mở, để cho sĩ tử được bộc lộ khả năng tư duy, nhưng đề mở cho người ta suy nghĩ, rồi lại có đáp án, chi tiết đến 0,25 điểm cho từng ý, tức là lại đóng. Chính người ra đề và làm đáp án tự mâu thuẫn với mình, bảo năm nay tôi mở đây, anh chị cứ suy nghĩ đi nhé..., nhưng chỉ được suy nghĩ đúng y như những ý thế này, cấm đi ra ngoài, sơ sẩy là mất điểm không thương tiếc!

    Toàn xã hội cũng đã được huy động đến tối đa cho chuyện thi cử. Đến công an cũng phải ra quân. Các đoàn thể được huy động rùng rùng, thanh niên, phụ nữ... nào hỗ trợ, nào tiếp sức sĩ tử. . . Báo chí không ngày nào không xôn xao lên vì chuyện thi cử.Và đương nhiên, nhân vật chính, cũng là nạn nhân chính tội nghiệp, là học sinh và phụ huynh học sinh, quả là một cuộc vượt ải nhớ đời, mệt mỏi, tốn kém. Không ít người qụy xuống giữa đường, ngay trên sân trường, qụy theo tất cả các nghĩa...

    Học cho hạnh phúc, học để làm người

    Có cách nào khác để học, và học thành công, thành người, một cách nhẹ nhàng, thoải mái, vui vẻ, hạnh phúc, đồng thời lại thực chất, hiệu quả hơn không?

    Có! Có thể học kiểu khác và thi kiểu khác, và đúng ra cũng chẳng có gì mới, các nước người ta đã làm phổ biến từ lâu rồi. Giáo sư Hoàng Tụy đã giải thích về điều này một cách giản dị và rất rõ ràng. Ông ví việc học của một người như làm ra một cái máy, một cái ti vi chẳng hạn. Khi sản xuất một cái ti vi, cứ xong linh kiện nào là người kiểm tra, OTK ngay linh kiện đó, từng cái một, chặt chẽ. Cuối cùng, chỉ còn việc kiểm tra sự lắp ráp chung lại và thử vận hành. Lối học và thi của chúng hiện nay là khi học từng phần - tức từng "linh kiện", từng "mô đun" kiến thức - thì không kiểm tra, không OTK, để đến cuối cùng mới làm chung một cục, vừa chắc chắn không thể đánh giá đúng kết quả học tập, vừa vô cùng mệt mỏi, nặng nề và vô lý.

    Ở đây còn một vấn đề khác liên quan đến triết lý giáo dục. Chúng ta đều học toán suốt chương trình phổ thông, nào vi phân, tích phân, lượng giác... nhưng trong thực tế ra đời chắc chắn đến hơn 90% sẽ không ai dùng đến những kiến thức ấy, thậm chí chỉ cần biết cộng trừ nhân chia và vài thứ gì đó cũng đơn giản như thế... là có thể sống, làm việc thành công suốt đời rồi. Nhưng chúng ta phải học toán, phải học lượng giác, vi phân tích phân... vì tất cả những cái đó là kết quả phát triển tư duy của loài người suốt hàng nghìn năm, để đi tới một tư duy lô gích, biện chứng, minh bạch, sáng suốt. Học và quên, học và biết quên, biết quên đi cái cụ thể, vụn vặt, vô tận, để nhận ra và giữ lấy cái cốt lõi, là một triết lý quan trọng nhất của giáo dục. Cũng là một triết lý sống.

    Bỏ kiểu thi như hiện nay: Sẽ cắt được cái "quan liêu vất vả"

    Như vậy, có lẽ vấn đề cũng đã khá rõ: cần và hoàn toàn có thể bỏ thi cả tuyển sinh lớp 10 lẫn tốt nghiệp phổ thông trung học như hiện nay. Thay vào đó, suốt các lớp, học hết phần nào, thi kiểm tra phần đó.Và coi như xong. Cuối cấp III có thể có một kỳ kiểm tra tổng hợp nhẹ nhàng (mà lại có chiều sâu sắc của nó): Có thề mỗi học sinh viết một bài luận ngắn, chủ yếu nhằm kiểm tra khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ và thăm dò lối tư duy của học sinh. Có thể trong ba năm cấp III, mỗi học sinh sẽ được thầy giáo hướng dẫn để chuẩn bị dần cho bài luận đó. Thường ở các nước, 99,99% học sinh sẽ qua được kỳ kiểm tra này. Và với chứng chỉ đã xong cấp phổ thông, bất cứ ai cũng có quyền xin vào một trường đại học.

    Cũng nghe nói bộ định gộp hai kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và thi đại học làm một. Tính chất của hai kỳ thi này, nếu có, là hoàn toàn khác nhau. Thi tốt nghiệp phổ thông là kiểm tra kết quả học tập, thi đại học là tuyển, làm sao gộp một? Về nguyên tắc, bất cứ người nào đã học xong phổ thông đều có quyền vào đại học. Sở dĩ từng trường đại học phải tuyển chọn là vì khả năng của trường đó chỉ có thể nhận được chừng ấy sinh viên thôi.

    Vì vậy, việc tuyển vào các trường đại học là việc của từng trường, không chuyện gì nhà nước phải đứng ra tổ chức kỳ thi quốc gia hùng hồn và nặng trĩu như hiện nay. Tôi nhớ hồi trước có cụm từ rất hay "quan liêu vất vả".

    Đúng là hiện nay Bộ Giáo dục - Đào tạo đang tự mình quan liêu vất vả. Thật khổ cho họ! Từng trường đại học sẽ có cách tuyển riêng, hoặc tổ chức thi, hoặc phỏng vấn, hoặc xem sổ điểm ở phổ thông mà xét... Bộ chẳng cần nhọc công làm thay.

    Bỏ được cả hai kỳ thi quốc gia như hiện nay, xã hội sẽ nhẹ đi biết chừng nào. Và có lẽ còn quan trọng hơn: Người học sẽ không bị kiệt sức vì vật lộn học đến khốn khổ để nhằm thi cử như hiện nay, đến khi qua được cửa ải vô lý để vào đại học thì mệt mỏi, mụ cả người đi, chán nản, học cho qua chuyện; và người được coi là giỏi nhất có đi ra nước ngoài thường cũng chỉ xuất sắc được vài năm đầu không đủ sức để vươn lên xa, để ra đời như những người lành mạnh về cả trí thức lẫn sức bật sức bền sáng tạo.

    Thi thế nào, học thế nấy

    Bỏ thi như hiện nay, theo tôi, có thể là cách đột phá tốt nhất để từ đó tạo chuyển động toàn bộ hệ thống, bởi nếu quyết bỏ thì tất sẽ dẫn đến phải thay đổi cách dạy và cách học, là một khâu quan trọng để thực hiện cải cách giáo dục. Nếu quả bộ chủ quản muốn bỏ việc thầy đọc trò chép, thì liệu bộ sẽ bỏ như thế nào nếu vẫn giữ cách thi như hiện nay? Một cách dạy và học đúng, hay, chắc chắn phải cơ sở trên một triết lý giáo dục đúng: Học không phải chỉ để nhồi nhét kiến thức, mà chủ yếu để tập dượt, rèn luyện tư duy và nhân cách, học để làm người.

    Từ khâu thứ hai này, sẽ tất yếu động đến khâu thứ ba, có thể là khâu quan trọng nhất: người thầy. Rõ ràng, để dạy và học được theo cách mới, phải có người thầy "kiểu mới". Đến đây, có thể nói ta đã chạm tới cốt lõi trung tâm của giáo dục.

    Đương nhiên, đây chỉ là đề xuất cho một cách bắt đâu. Ngay trong sự bắt đầu đó, và các khâu tiếp theo, chắc chắn có vô số việc cụ thể và phức tạp phải giải quyết. Nếu không quyết liệt bắt đầu bằng thay đổi cơ bản về thi cử, thì có lẽ không có chỗ bắt đầu nào khác để tháo gỡ, giải phóng giáo dục ra khỏi tình trạng khủng hoảng kéo dài, lúng túng.

    Cởi trói cho giáo dục, trước hết hãy cởi cái tròng dây buộc thi cử kỳ quặc và vô lý đã làm khốn khổ cả đất nước bao nhiêu năm nay. Đây là bước đột phá nhất thiết phải làm cho kì được.

    School@net (Theo http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Giao-Duc)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.