Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 8
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 8
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93339687 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Kỳ thi bình yên- liệu đã thực là nghiêm túc?

    Ngày gửi bài: 07/06/2010
    Số lượt đọc: 2621

    Tác giả: Kim Dung

    Kỳ thi diễn ra bình yên, suôn sẻ, không xảy ra sự cố đáng tiếc, điều đó vẫn chưa có nghĩa là một kỳ thi nghiêm túc.

    "Yêu, không yêu... Nắm, không nắm..."

    Không hiểu sao, mỗi lần nghĩ về cách chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo mỗi năm mỗi khác, nhưng vẫn là sự luẩn quẩn của những đổi thay mang tính kỹ thuật, người viết bài này lại mường tượng tới anh chàng thất tình nọ, dứt từng cánh hoa để "bói tình" theo kiểu may rủi: Yêu, không yêu; Yêu, không yêu; Yêu, không yêu...

    Bởi nếu nhìn vào sự đổi thay của những cung cách quản lý trong quy chế thi tốt nghiệp mỗi năm, có thể thấy, Bộ cũng đang "bói thi": Nắm, không nắm; Nắm, không nắm; Nắm, không nắm...

    Thử xem xét những điểm quy chế mới năm nay- 2010, sẽ thấy có không ít điểm gọi là mới nhưng thực chất là loanh quanh, quay lại "xưa cũ", hoặc năm trước Bộ "Nắm", nay lại "không nắm"...

    - Thứ nhất, bỏ quy định thành lập Ban coi thi cụm, quay lại "ngày xưa"- đó là sở GD và ĐT trực tiếp xây dựng, thống kê, quản lý hồ sơ thi của các thí sinh ở các hội đồng thi cho...nâng cao tinh thần trách nhiệm của sở (!), và để đánh giá cụ thể hơn công tác hiệu trưởng các nhà trường.

    - Thứ hai, thí sinh được tự chủ đúng với nghĩa "tự chọn": Nếu như năm trước đây, thí sinh học ban nào (ban A, B, C) buộc phải "chọn" theo phần bài thuộc các ban A, B, C ấy.Nay, thí sinh có thể tự chọn phần bài thí sinh đó tự thấy phù hợp năng lực, sở trường của mình.

    - Thứ ba, giảm hẳn số lượng thanh tra ủy quyền (là giảng viên ĐH, CĐ) từ 9000 người xuống còn 600 người. Phổ biến nhiều tỉnh, 2 năm trước đây có hàng trăm TTUQ, này lèo tèo còn 5,6 TTUQ/ tỉnh. Lý giải thực tế này, một số giám đốc, phó giám đốc sở GD và ĐT các địa phương tế nhị: "Do Bộ nhận định chỉ qua 2 năm, các địa phương đã tổ chức thi khá nền nếp (!), nên năm nay thay đổi".

    Còn số khác nói thẳng: "Liều thuốc TTUQ của Bộ nay đã hết hiệu nghiệm". Nhưng có người lại đặt câu hỏi nghiêm túc: "Phải chăng, việc giảm đột ngột số TTUQ cho thấy chủ trương này không cần thiết và gây lãng phí lớn hàng tỉ đồng?"

    - Thứ tư, tổ chức thi theo cụm: Đây là một chủ trương mà theo dõi nhiều năm các kỳ thi, rất kỳ lạ, thấy nó diễn ra như một...điệp khúc. Năm trước- thi theo cụm, năm sau- tùy địa phương, và cứ thế: Thi theo cụm, tùy địa phương; Thi theo cụm, tùy địa phương...

    Thí sinh "hưởng lợi" và bài toán khó chất lượng GD

    Trước kỳ thi, một đồng nghiệp trẻ đặt câu hỏi: "Kỳ thi này, theo chị, đề thi sẽ thế nào?". Đây vốn là vấn đề "nhạy cảm" nhất, và cũng âu lo nhất của thí sinh và các bậc cha mẹ. Câu trả lời không đắn đo: "Sẽ rất mềm".

    Và thực tế, tất cả các đề thi tốt nghiệp năm nay: Văn, Hóa, Địa, Sử...đều thể hiện sự phán đoán đó.



    Ngay cả đề thi Văn, dạng nghị luận xã hội (kiểu đề mở) một vài năm trước khiến xã hội xôn xao, thí sinh nhăn nhó, thì năm nay dạng nghị luận cũng được các thí sinh vui vẻ khen dễ.

    Đề thi mềm, có nhiều nguyên nhân, nhiều cách lý giải. Dễ thấy nhất là áp lực xã hội nhiều năm kêu ca chất lượng GD yếu kém, thì đề thi mềm là "động tác kỹ thuật" cần thiết làm giảm áp lực này. Thứ nữa, đây là kỳ thi tốt nghiệp THPT, đề thi mềm sẽ tạo điều kiện cho những học sinh không đủ năng lực học tiếp ĐH, CĐ, có thể có cái bằng, để vào đời lao động sản xuất, học nghề...Cũng có những lý giải của chính các nhà quản lý GD địa phương: Kỳ thi diễn ra trong dịp có kỳ họp Quốc Hội, và nhất là năm nay là một năm có rất nhiều sự kiện chính trị (!)

    Ngoài những lý giải ở các góc độ khác nhau đó, kỳ thi năm nay, thí sinh còn được "hưởng lợi" hơn nữa, do những quy định mới.

    - Đó là điều kiện phúc khảo: Nếu như năm trước, điểm bài thi của thí sinh phải thấp hơn điểm tổng kết bộ môn là 2 điểm trở lên, thì năm nay, điểm bài thi của thí sinh chỉ cần thấp hơn 1 điểm.

    - Ở bộ môn Văn: Điểm chấm phúc khảo so với điểm chấm lần đầu chỉ cần chênh nhau 1 điểm, thí sinh đã được sửa chữa điểm (trước đây, điều kiện phải chênh nhau 2 điểm). Những môn còn lại, điểm chấm phúc khảo so với điểm chấm lần đầu chỉ cần chênh nhau 0,5 điểm (trước đây, phải chênh nhau 1 điểm).

    Đề thi mềm, các điều kiện chấm phúc khảo đều tạo điều kiện cho thí sinh "hưởng lợi" hơn, nhiều giám đốc sở GD các địa phương dự đoán, tỷ lệ tốt nghiệp năm nay sẽ khá cao.

    Thí sinh "hưởng lợi", tỷ lệ tốt nghiệp tiếp tục cao, các cấp quản lý chính quyền các địa phương hoan hỉ, đương nhiên Bộ GD và ĐT cũng "hưởng tiếng". Nhưng chất lượng GD có thực sự được nâng cao hơn không? Đó lại là một bài toán khó chưa có câu trả lời.

    Có thực nghiêm túc không? Hãy đợi đấy!

    5 giờ 30 chiều ngày 4-6, ngay sau kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD và ĐT đã tổ chức họp báo thông báo diễn biến và đánh giá kỳ thi. Theo Bộ GD và ĐT, "kỳ thi đã được tổ chức đúng kế hoạch, đúng quy chế, diễn ra an toàn, nghiêm túc". Số thí sinh vi phạm quy chế bị đình chỉ thi là 90, giảm 209 trường hợp so với năm 2009. Con số này năm 2008 là hơn 800 trường hợp, năm 2007- hơn 2000 trường hợp.

    Nhân vụ việc tại Hội đồng thi GD thường xuyên Sóc Sơn (Hà Nội), cuối buổi thi môn Lịch Sử (buổi thứ 4), đã phát hiện được 1 trường hợp thi hộ, có một câu hỏi của giới báo chí rất đáng quan tâm. Đó là, phải chăng lâu nay, với hệ GDTX, thái độ của Bộ GD và ĐT (ngay từ các đoàn kiểm tra, thanh tra) cho tới khâu coi thi, đều có sự dễ dãi, buông lỏng đối với hệ GD này?

    Thực ra, câu hỏi đó cũng đã là một câu trả lời!

    Còn riêng với GD phổ thông, kỳ thi diễn ra bình yên, suôn sẻ, không xảy ra sư cố đáng tiếc, nhưng điều đó vẫn chưa có nghĩa là một kỳ thi nghiêm túc.

    Bởi người viết bài này chợt nhớ đến "Sự lắt léo của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2009" mới đây. Năm đó, báo chí, các loại hình truyền thông hay "soi mói" cũng phải đồng tình với sự đánh giá của Bộ GD và ĐT, đó là kỳ thi tổ chức vào loại "nghiêm túc" nhất trong những năm gần đây. Nhưng chỉ khi cho kết quả tốt nghiệp của từng tỉnh, mới thấy những thông số bất ngờ.

    Có đến 7 tỉnh miền núi phía bắc đã "lội ngược dòng" ngoạn mục vào "phút 89": Tỷ lệ tốt nghiệp cao tăng vọt, tỉnh tăng thấp nhất 20%, cao nhất tăng 25%. GD vốn là một quá trình, vậy mà chỉ một năm, vẫn những điều kiện về thầy, về trường sở còn đầy rẫy khó khăn, "chất lượng GD đã tăng đáng nể" thông qua kết quả thi tốt nghiệp, là điều rất khó hiểu. Đến nỗi ngay một quan chức có trách nhiệm và dày dạn trong chuyện thi cứ cũng không thể giải thích nổi, cứ "lắc đầu. com"(!)

    Vậy kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có thực sự nghiêm túc như hình thức thể hiện suốt 3 ngày qua của các địa phương? Hãy đợi đấy!

    Vĩ thanh

    Dù kỳ thi diễn ra thành công, yên ả, các đổi thay của quy chế thi cử năm nay, thực chất vẫn chỉ là những động tác kỹ thuật, mang tính chiến thuật.

    Vậy đến bao giờ, Bộ GD và ĐT mới thực sự đổi mới công tác thi cử, mang tính chiến lược, với mục tiêu chỉ còn một kỳ thi quốc gia- "2 trong 1". Theo khẳng định của Bộ, các kỳ thi tốt nghiệp THPT thành công là tiền đề để căn cứ vào đó, Bộ sẽ quyết định có triển khai thi "2 trong 1" hay không? Tuy nhiên, đến giờ, quan điểm của cán bộ quản lý GD địa phương rất khác nhau- người phản đối, người lưỡng lự, người lặng thinh. Và Bộ GD thì cứ... lửng lơ.

    Hay Bộ giờ đây cũng hoang mang thiếu tự tin, hệt anh chàng thất tình nọ, tiếp tục "bói" chủ trương 2 trong 1: Thi, không thi; Thi, không thi; Thi, không thi...

    School@net (Theo http://www.tuanvietnam.net/2010-06-04-ky-thi-binh-yen-lieu-da-thuc-la-nghiem-tuc-)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.