Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93333828 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Siêu thành tích

    Ngày gửi bài: 22/06/2010
    Số lượt đọc: 2662

    Tác giả: Trần Nam Hà

    Nhiều người rất lấy làm ngạc nhiên với những thành tích mà ngành giáo dục và đào tạo đã đạt được trong mấy năm vừa qua. Có người phải kêu lên đó là siêu thành tích.

    Cây gậy thần "Hai không"


    Đọc bài "Bốn năm đổi mới giáo dục qua những con số" đăng trên VietNamnet, Báo Giáo dục và Thời đại (17/06/2010) nhiều người rất lấy làm ngạc nhiên với những thành tích mà ngành giáo dục và đào tạo đã đạt được trong mấy năm vừa qua. Có người phải kêu lên đó là siêu thành tích. Có người cho rằng bài báo này chứng minh giáo dục đã đạt thành tựu nhảy vọt. Lại có người đánh giá, thành tích nêu trong bài viết thông qua các con số là vô tiền khoáng hậu.

    Bởi vì lịch sử của giáo dục Việt Nam chưa có bao giờ có những thành tích "nhanh" như thế.


    Nó trái với quy luật dục tốc bất đạt và lời dạy của Bác Hồ: "Giáo dục phải làm theo hoàn cảnh điều kiện. Phải ra sức làm nhưng không được vội. Từ đây ra cửa, thứ nhất là bước thứ nhất, thứ 2 mới đến bước thứ 2, thứ 3 là bước thứ 3, vội thì ngã. Làm phải có kế hoạch có từng bước".

    Người ta chỉ còn cách giải thích cuộc vận động "Hai không" đã được phù phép tài tình để biến thành cây gậy thần, đưa số thí sinh bị đình chỉ thi năm 2007 là 2612 em đến năm 2010 chỉ còn 90 em, giảm 97%. Số giám thị vi phạm từ 32 còn 1 người, cũng giảm 97%. Đặc biệt, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT đã tăng từ 66,7% năm 2007 lên trên 90% năm 2010. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm từ 1% năm 2007 xuống còn 0,5% năm 2010. Trong lúc các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất không cải thiện được bao nhiêu, nhất là ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa khó khăn.

    GSTS Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên Nhi đồng của Quốc Hội nói: "Lấy tiêu chí nào để đánh giá "Hai không" có kết quả đây. Về tỷ lệ đỗ bao nhiêu % tôi cho rằng điều đó không quan trọng và không nói lên điều gì về chất lượng dạy học".

    PGS Văn Như Cương: "Từ khi chưa biết đề thi tôi đã đoán tỷ lệ tốt nghiệp năm nay sẽ rất đẹp, nghĩa là đỗ cao, thậm chí rất cao... Chúng ta đã đến lúc kết thúc 4 năm cuộc vận động "Hai không", ta phải có kết quả đẹp. Tuy nhiên tôi biết có những con số nói dối, có những con số nói thật. Nếu tôi là người chỉ đạo một kỳ thi, tôi muốn tỷ lệ đỗ bao nhiêu thì nó sẽ được bấy nhiêu" (TP 18/06/2010).

    Có lẽ tâm lý và tư duy "thành tích" của ngành giáo dục luôn thường trực trong tâm thức cán bộ quản lý của ngành nên có những phát ngôn lý giải kết quả thi tốt nghiệp THPT mới đây của ngành cũng rất ấn tượng. Khi được các nhà báo chất vấn vì sao tỷ lệ thi tốt nghiệp THPT năm nay quá cao, người phụ trách công tác báo chí của Bộ GD và ĐT đã khẳng định có 4 nguyên nhân, nhưng trong đó, có 2 nguyên nhân thuộc "thiên thời, địa lợi": Đó là thời tiết mát mẻ, và thí sinh quyết tâm thi tốt để hướng tới Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội"(!)

    Thực ra, nói dối trong giáo dục vừa dễ mà cũng vừa rất khó. Những người chạy theo thành tích có thể đánh tráo khái niệm, đưa ra những con số mà họ muốn, và "lòe" xã hội. Tuy nhiên, với những người am hiểu giáo dục, từng làm công tác giáo dục thì dễ dàng nhận thấy đó vẫn chỉ là con số nói dối.

    Ví dụ như về học sinh bỏ học, tác giả bài báo đã lấy số học sinh bỏ học ở học kỳ I để so sánh, rồi lại đánh tráo giữa tỷ lệ bỏ học của học kỳ sang tỷ lệ bỏ học của một năm học. Cụ thể bài báo có đoạn viết: "Học kỳ I năm học 2007- 2008 cả nước có 147.006 học sinh bỏ học, chiếm 0,94%. Học kỳ I năm 2008 - 2009 còn 86.269 học sinh bỏ học, chiếm 0,56%. Năm 2009-2010 còn 75.531 học sinh bỏ học chiếm 0,51%...

    Người ta thường lấy tỷ lệ học sinh bỏ học trong một năm học vì số học sinh bỏ học nhiều là thời kỳ sau Tết âm lịch hàng năm và trong hè. Theo dõi nhiều năm về tình hình học sinh bỏ học, có thể thấy số học sinh bỏ học trong hè là 50%, bỏ học sau Tết là 30% và chỉ còn 20% học sinh bỏ học trong hai học kỳ, nhưng ở học kỳ I chiếm tỷ lệ ít nhất khoảng 5%.

    Nếu chỉ tính số học sinh bỏ học trong kỳ I thì rất ít, có nhiều trường chưa có em nào bỏ học. Nếu lấy tỷ lệ học sinh bỏ học ở học kỳ I so với cả năm học thì rõ ràng tỷ lệ học sinh bỏ học sẽ giảm đi hàng chục lần và chỉ những người nói dối và chạy theo thành tích mới có cách tính như vậy. Muốn biết số học học sinh bỏ học trong năm 2009 - 2010 phải đến hết hè năm 2010 và bước vào đầu năm học mới 2010 - 2011 mới tính được số học sinh bỏ học.

    Tại sao mới đầu tháng 06/2010 mà tác giả bài báo đã viết: 2009 - 2010 chỉ còn 75.531 học sinh bỏ học, và từ đó suy ra tỷ lệ học sinh bỏ học chiếm 0,51%. Như vậy năm 2009 - 2010 số học sinh bỏ học giảm 71.474 học sinh, bằng 49% so với năm 2007. Tỷ lệ bỏ học từ gần 1% năm 2007 xuống còn 0,5% năm 2010. Đúng là một sự so sánh khập khiễng để chứng tỏ sự nhảy vọt về thành tích chống học sinh bỏ học.

    Mối an nguy cho sự phát triển

    Thực ra số học sinh bỏ học trong những năm qua còn chiếm một tỷ lệ cao, thể hiện số lượng học sinh của các cấp phổ thông đều giảm trong khi dân số nước ta vẫn tăng hàng năm trên 1.000.000 người.

    Theo số liệu thống kê của Cục Công nghệ thông tin Bộ GD và ĐT thì từ năm học 2005 - 2006 đến năm học 2008 - 2009, số học sinh tiểu học đã giảm 7.318.000 - 6.745.016 = 572.984 học sinh (giảm 7,8%). Số học sinh THCS giảm 6.445.000 - 5.5515.123 = 929.877 học sinh (giảm 14%). Số học sinh THPT giảm 3.030.000 - 2.951.889 học sinh = 78.111 học sinh (2,6%).

    Tổng số học sinh đã giảm 3 năm qua (chưa tính được năm học 2009 - 2010) là 1.580.972 học sinh. Người viết bài này xin trích dẫn tỷ lệ học sinh bỏ học mà văn phòng Bộ GD và ĐT đã thống kê những năm trước đây. Ví dụ năm học 1999 - 2000 năm cuối cùng của thế kỷ 20: Tiểu học bỏ học 4,67%. THCS bỏ học 8,51%. THPT bỏ học 7,68%.

    Không thể có tỷ lệ học sinh phổ thông bỏ học năm 2010 là 0,5% như bài báo đã nêu. Lịch sử giáo dục nước nhà không chấp nhận những con số ngụy tạo vị thành tích như thế. Mặt khác những con số của bài báo đã nêu trên không nói lên được nhiệm vụ chức năng chính của Bộ GD và ĐT đã hoàn thành trong những năm đổi mới vừa qua.

    Đó là tham mưu cho Đảng và Nhà nước về đường lối chủ trương, chính sách chấn hưng nền giáo dục nước nhà, như đổi mới chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy của các cấp học, ngành học, là đổi mới về quản lý chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học...

    Nếu căn cứ vào những tiêu chí nói trên, thì ai cũng thấy, nền giáo dục của nước ta vẫn là nền giáo dục của sự truyền thụ một chiều: Thầy đọc - trò chép. Chương trình, SGK quá nặng. Cung cách quản lý giáo dục thể hiện tư duy giáo dục xơ cứng, lạc hậu, khó thay đổi. Chủ trương đổi mới thi cử "2 trong 1" đến giờ vẫn còn lúng túng như "gà mắc tóc" chưa biết bao giờ mới có kết luận chính thức và rõ ràng, để yên dân.

    Đó mới chính là mối an nguy cho sự phát triển của thế hệ trẻ trong tương lai, cũng chính là sự phát triển của một dân tộc trên con đường hiện đại hóa và hội nhập.

    Bộ GD và ĐT vừa được quyết định có Bộ trưởng mới. Mong rằng Bộ hãy có những quyết sách đúng, triển khai tích cực và trung thực khi thông tin cho xã hội, tránh vết xe đổ chạy theo thành tích nhảy vọt như những năm qua, như trong bài báo mới đây. Bởi thông tin xã hội giờ đây rất đa dạng, cởi mở và trình độ nhận thức của nhân dân giờ đây đã nâng cao hơn trước rất nhiều.

    School@net (Theo http://www.tuanvietnam.net/2010-06-20-sieu-thanh-tich)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.