Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 5
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 5
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93336139 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Giáo dục Việt Nam nhìn từ ngã tư... Bảy Hiền (kỳ 2)

    Ngày gửi bài: 17/08/2010
    Số lượt đọc: 3069

    Ở các góc độ học thuật, chính sách đã có quá nhiều ý kiến. Trong loạt bài này tôi chỉ tập trung lột tả một khía cạnh “nhỏ” của giáo dục Việt Nam là những cái thừa.

    Đó là những hình ảnh có nét tương đồng với hình ảnh dưới đây:


    Xin được mô tả chút ít về cái ngã tư nổi tiếng của Sài Gòn này.


    Con đường Trường Chinh (trước đây là đường Cách Mạng Tháng Tám) là con đường huyết mạch rất lớn từ trung tâm Sài Gòn lên Củ Chi, Tây Ninh.


    Tại đây, nó giao cắt với đường Hoàng Văn Thụ là một đại lộ lớn chạy từ quận 5 sang phía sân bay Tân Sơn Nhất. Nếu nhìn vào lưu lượng phương tiện qua đây, hướng Sài Gòn - Củ Chi là hướng cần ưu tiên.


    Lưu lượng xe gắn máy qua đây, chỉ tính một chiều từ phía nội ô trở ra An Sương, từ 6 giờ sáng đến 22 giờ tối là 100 chiếc một phút., xe ô tô là 30 chiếc một phút. Mỗi ngày, tính gòn gọn có hơn 100 ngàn lượt chiếc xe máy, 20 ngàn lượt ô tô qua đây.


    Cách đây hai năm, để “chấn chỉnh”, “cải tiến”, “sáng tạo” cho việc giảm ách tắc giao thông đô thị, người ta “nắn dòng” như sau:


    Tất cả các hướng đi như cũ.

    Riêng tuyến đi từ nội ô ra An Sương, khi đến ngã tư này thì rẽ phải sang hướng sân bay Tân Sơn Nhất. Qua khu vực Trung tâm Triển lãm Quốc tế, ra đường Xuân Diệu vòng trở lại đường Xuân Hồng rồi về đường Trường Chinh. Khi gặp đường Trường Chinh, xe nào đi về hướng Củ Chi thì rẽ phải đi tiếp. Xe nào đi về hướng quận 5 thì rẽ trái chạy vòng tròn trở lại ngã tư, gặp ngã tư rẽ phải theo đường Lý Thường Kiệt


    Mỗi chiếc xe phải chạy xa thêm 600 mét. Mỗi ngày, lượng xe máy, nếu quy về một chiếc, phải đi xa thêm 60.000 km. Mỗi trăm km tốn hai lít xăng thì lượng xăng dầu tiêu thụ cho việc này là 1.200 lít.


    Với ô tô, cũng quy về một chiếc, bình quân mỗi trăm km chạy trong đô thị, không quá 40 km/h hao 10 lít xăng thì 10.000 km tiêu hết 1000 lít xăng dầu nữa.


    Như vậy, mỗi ngày tiêu hết hơn 2000 lít xăng cho khoản đi vòng này, trị giá 35 triệu đồng. Mỗi năm khoản này ngốn hết 13 tỷ đồng.


    Cùng với số tiền có thể xây mỗi năm hai cái cầu vượt qua nơi đây là hàng triệu mét khối khí thải độc hại hơn số bình thường bơm vào không gian sống của khu vực này.


    Vậy việc “đầu tư” vô lối mỗi năm hơn chục tỷ đồng này để làm gì???


    Xin thưa: Không làm được gì cả.


    Con đường đang có sự tham gia của hai hướng cắt nhau hình chữ thập, nay bẻ một hướng như đoạn dẫn trên, còn các hướng khác vẫn y như cũ. Thời gian qua ngã tư của tất cả các hướng còn lại vẫn y như cũ. Hướng đi thẳng từ Củ Chi vào nội ô vẫn phải dừng chờ đèn xanh y như cũ. Ở đây chưa tính đến chuyện, khi dòng xe đi hướng trở ra quận 5 phải quay lại… ngã tư trên phần đường ngắn này tăng lên đột ngột, gây ách tắc, chậm lưu thông rất rõ.


    Đó, khi nêu “giải pháp” trên, chắc hẳn người ta phải hướng đến kết quả là xe chạy qua đây thông thoáng hơn, ít ách tắc hơn và không gây phương hại cho bất kỳ địa hạt nào khác, kể cả phương diện thời gian và môi trường. Nhưng thực tế, ngã tư Bảy Hiền hôm nay vẫn như xưa, ngạt ngào khói bụi, chậm trễ và lãng phí.


    Giáo dục xứ ta không khác gì việc hành xử ở ngã tư Bảy Hiền cả.


    Từ khung giáo dục 10 năm như xưa, kéo lên 12 năm. Từ mẫu chữ như xưa đã ổn định, cắt đầu nắn đuôi chán rồi trở lại như cũ.


    Từ nhu cầu thực tế, nhiều nước đã vận hành thành công cho việc giáo dục, đào tạo cấp đại học cho đại đa số các môn học chỉ ba năm, riêng ta buộc phải qua “ngã tư Bảy Hiền” thành hơn bốn năm. Từ việc thi cử thật tốt như hướng nêu trên là giải tốt bài toán thi tuyển, bằng cấp sau phổ thông nhưng không làm, thấy rồi vẫn không làm, cứ cố thủ duy trì đợt thi đại học tốn kém, phiền nhiễu cho xã hội, cứ phải qua “ngã tư Bảy Hiền” của giáo dục.


    Có nghĩa là, nền giáo dục Việt Nam bộc lộ rất rõ ràng hình hài một nền giáo dục ưa rối rắm, dài dòng và thiếu trọng tâm, lãng phí và có biểu hiện bấn loạn, ít hiệu quả.

    Căn nguyên một vấn nạn


    Để mổ xẻ kỹ, để hình dung và định lượng thật kỹ vấn đề trên, chúng ta đi thật sâu vào “ngã tư Bảy Hiền” này từ nhiều phía.


    Bắt đầu từ nội dung sách giáo khoa.


    Năm 1997, dù đã muộn, Thủ tướng Phan Văn Khải chính thức truyền đi chỉ thị: Giảm tải giáo dục ở hai địa hạt: Sách giáo khoa và nội dung giảng dạy.


    Nhưng, từ lúc thủ tướng nói đến lúc thủ tướng về hưu, cho đến bây giờ không ai làm gì cả.


    Mặc dù, người ta đã chi tiền tỷ cho việc chỉnh sửa sách giáo khoa nhưng thay vì rút gọn, nay nội dung sách giáo khoa được kích hoạt cho… tăng lên.

    Học sinh lớp 1, lứa học sinh còn phải nhờ cô, nhờ cha mẹ giúp đỡ mặc quần khi đi ị đã phải làm quen với thơ Nguyễn Du.


    Học sinh lớp hai phải học về hệ cơ, hệ xương như bác sỹ chuyên khoa! (trang 3 sách tự nhiên & xã hội lớp 2, NXBGD)

    Học sinh lớp 4 “nghiên cứu” về những cải cách chính trị, xã hội thời Tây Sơn.

    Học sinh lớp 9, nghĩa là em bé 14 - 15 tuổi, cái tuổi xin tiền quà của mẹ không được có thể khóc ngay, có em chưa biết giặt quần áo đã được học vế một mối tình ngang trái, nơi một anh sở khanh bắt người yêu “chiều” mình, cô gái có thai rồi tay kia bỏ chạy mất dạng, cô gái đành một mình nuôi con như trong những tiểu thuyết rẻ tiền (Bài “Chuyện của M” trang 41 sách giáo khoa môn Giáo Dục Công Dân lớp 9, NXBGD đang hiện hành)

    Nói chung, ngay trong công tác biên tập, cơ cấu giáo khoa, ngành giáo dục có vẻ đang làm theo một hướng: Nhồi vào đầu các em càng nhiều, càng tốt.


    Nhiều bậc thầy, cô giáo ở bậc tiểu học khi trao đổi với tôi, cũng đã phát phiền về bộ chương trình này. Về đại thể, chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, lượng thông tin cao gấp ba lần thập niên 80.


    Những năm 70, học sinh từ lớp 1 đến hết lớp 4 ở miền Bắc (gọi là cấp 1) trong cặp chỉ có 2 cuốn sách in, đó là Tập Đọc và Toán và hai cuốn sách viết là sách Toán và vở Chính Tả. Nhưng học sinh hồi đó tiếp thu tốt chương trình giảng dạy.


    Ngày nay, học sinh lớp 3 phải dùng đến 16 cuốn sách in, riêng môn văn, cả sách học, sách đọc thêm, văn mẫu là 5 cuốn.

    Đụng đến vấn đề này, dân báo chí và công luận rất dễ vấp phải phản ứng chuyên môn của ngành giáo dục.


    Họ có rất nhiều lí lẽ để bảo vệ quan điểm nhồi càng nhiều càng tốt, về sự ưu việt của kiểu “giáo dục toàn diện”, “giáo dục bách khoa” của bộ sách giáo khoa theo khuynh hướng biến “phổ thông thành đại học” như hiện nay. Để chốt gọn vấn đề này xin lấy một điển hình là hai nét như sau:


    Sau 30 năm cải tiến, cải lùi, bộ sách cho lớp 1 hiện nay có trọng lượng, độ dày hơn xưa 10 lần nhưng không mang lại hiệu quả như mong muốn. Hiện tượng hàng chục ngàn học sinh “ngồi nhầm lớp” theo cách nói của báo chí, là những em học lớp hai lớp ba chưa viết nổi tên mình, là một bằng chứng sống.


    Nét thứ hai là: Ngày xưa, trước năm 1977 ở miền Bắc, đã lưu hành quyển Tập Đọc vỡ lòng (tương đương với lớp 1 bây giờ) rất đơn giản và hiệu quả. Tập sách biên tập theo kiểu “phố phở, phố có nhà to” hay “ơ lơ mơ – quả mơ” hồi đó, nhà có cô chị sáu tuổi đi học, chỉ ba tháng đứa em bốn năm tuổi ở nhà học theo đã biết gần hết mặt chữ. Mục tiêu cho lớp 1 “đọc thông viết thạo” hồi đó ngành giáo dục đạt được rất vững chắc, dễ dàng chứ không như bây giờ.

    Bài và ảnh: Nguyễn Huy Cường



    Schoolnet (Theo http://tamnhin.net/diemnhin/3031/giao-duc-viet-nam-nhin-tu-nga-tu-bay-hien-ky-2.html)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.