Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93316853 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Chào lớp 1- Chào một cách tư duy mới!

    Ngày gửi bài: 04/10/2010
    Số lượt đọc: 2659

    Tác giả: Đỗ Chí Nghĩa

    Chỉ cần sự ủng hộ thực tâm, không giao đãi hời hợt để rồi xếp vào tủ những sáng tạo, ngành giáo dục có thể thổi bùng nhiệt huyết và đóng góp của các nhà khoa học, của các doanh nghiệp, nhà tài trợ, để cánh buồm giáo dục luôn căng gió nhờ những luồng sinh khí lành mạnh và mới mẻ.



    Vẫn còn những con đường khác...

    Khi nhóm Cánh buồm công bố cuốn sách "Chào lớp 1", công luận đã đón nhận với tất cả sự cảm động và những tia hy vọng. Vẫn luôn có những người tâm huyết lặng lẽ bắt tay vào "làm điều gì đó" cho giáo dục. Vẫn còn những con đường khác, lối tư duy khác thay thế cho việc đọc - chép luyện gà công nghiệp, không giúp gì cho con trẻ chúng ta phát triển trí sáng tạo, cũng là nuôi dưỡng trẻ lớn lên về nhân cách - dám sống là mình.

    Khả năng tư duy độc lập là điều cần phải có để tạo nên những nhân tài. Nhưng để nở rộ tư duy cá nhân mỗi đứa trẻ, mỗi con người, rất cần những môi trường khuyến khích sự tranh luận, trình bày, phản biện.

    Về bản chất, tư duy của những người làm sách "Chào lớp 1" không phải hoàn toàn mới mẻ. Vẫn là triết lý "học mà vui", tiếp nối tư tưởng hơn 30 năm trước GS Hồ Ngọc Đại cùng các cộng sự đã tâm huyết tạo dựng cho chương trình "Công nghệ giáo dục". Trả lại cho học sinh sự chân thật, nhìn cuộc đời bằng con mắt của chính mình.





    Chỉ thế thôi cũng là đóng góp lớn vào xây dựng nền tảng con người, mà sau bao chặng đường lòng vòng, chúng ta mới rón rén trở lại với một nguyên lý đơn sơ mà đúng đắn. Không gì ý nghĩa hơn được học chính từ cuộc sống hàng ngày, tư duy trên những tình huống nảy sinh từ thực tiễn mỗi con người nếm trải.







    Tư duy mới soi sáng bao việc phải thay đổi

    Không ai dám vội kết luận những thử nghiệm mới sẽ thành công. Nhưng việc mở ra một hướng tư duy đã soi sáng bao việc phải làm để thay đổi. Ví như việc dạy môn lịch sử trong nhà trường lâu nay vốn khô khan, khiến học sinh chỉ biết sử Tàu mà lơ mơ sử Việt.

    Giá như thay vì các cuốn sách giáo khoa lịch sử nặng nề, kinh viện, nặng về số liệu và trích dẫn, chúng ta có thể xây dựng các bộ phim tư liệu- lịch sử để học sinh dễ tiếp thu hơn. Ngoài thông tin hình ảnh, có thể để các nhà nghiên cứu, các nhà sư phạm, chuyên gia lịch sử xuất hiện đánh giá về mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn tạo sự thông nhất mà hấp dẫn, sôi động mà mang tính giáo dục cao.

    Tất nhiên, phim "giáo khoa" phải là tư liệu nghiêm túc chứ không phải những "Đường tới thành Thăng Long" xa lạ với tâm thức dân tộc, cả hồn lẫn xác. Chưa kể, chương trình lịch sử trong các trường khoa học và nhân văn hiện nay đang chồng chéo, lặp lại những gì đã học ở phổ thông gây nhàm chán. Bộ Giáo dục nên rút gọn chương trình, chỉ dạy một vài chuyên đề sâu cho sinh viên chủ động nghiên cứu và tìm những gì thiết thực với mình.

    Dư luận xã hội đã chờ đợi những tín hiệu mới mẻ từ ngành giáo dục, đã tin tưởng vào những phát ngôn, và mong mỏi những khẩu hiệu có lộ trình cụ thể để thành hiện thực. Nhưng nhìn kĩ vào bộ máy và cách vận hành của ngành giáo dục từ hơn 20 năm đổi mới đất nước, khó có thể kỳ vọng gì hơn vào những đột phá "từ bên trên" cho giáo dục.

    Không khó hiểu khi vị tân Bộ trưởng trần tình "không muốn tạo ra dấu ấn".

    Đổi mới từ tư duy chiến lược là điều không dễ, và trạng thái sẵn sàng cho sự đổi mới ấy càng không đơn giản, nhất là khi đối diện với những trở ngại đã thành quán tính rất lâu. Tuy vậy, cái có thể làm là lãnh đạo ngành giáo dục nên chính thức bày tỏ sự ủng hộ, khuyến khích với những tìm tòi đổi mới, sự xuất hiện của nhóm Cánh Buồm, tạo cho họ những điều kiện thuận lợi, và công khai lộ trình để những thử nghiệm thành công có thể ứng dụng đại trà cho tương lai.

    Cũng có ý kiến cho rằng, việc nghiên cứu và triển khai một dự án tầm cỡ và đầy ý nghĩa mà chưa có một sự ủng hộ, tài trợ nào từ phía Nhà nước trong khi nhiều tỉ đồng vẫn được hào phóng chi cho những chuyện "không đầu, không cuối" khác là điều bất hợp lý.

    Thế nhưng, ngẫm cho sâu xa, việc đầu tư ngân sách cho những chương trình này luôn là cần thiết, nhưng không phải là tất cả. Thậm chí, nếu chưa ý thức sâu sắc ý nghĩa và giá trị đích thực của nó, thì tư duy "giải ngân", "làm dự án" của bộ máy công chức giáo dục có thể làm hỏng một hướng đi tích cực mới manh nha.

    Chỉ cần sự ủng hộ thực tâm, không giao đãi hời hợt để rồi xếp vào tủ những sáng tạo, ngành giáo dục có thể thổi bùng nhiệt huyết và đóng góp của các nhà khoa học, của các doanh nghiệp, nhà tài trợ, để cánh buồm giáo dục luôn căng gió nhờ những luồng sinh khí lành mạnh và mới mẻ.

    Theo Vietnamnet

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.