Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93377397 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Lỗ hổng trong hệ thống

    Ngày gửi bài: 28/10/2010
    Số lượt đọc: 2647

    (LĐ) - Nạn “Dạy thêm, học thêm; tuyển sinh đầu cấp và thu phí” trong bậc học phổ thông không phải là không gây bức xúc trong dư luận và xã hội. Câu hỏi được đặt ra là tại sao ba tệ nạn tham nhũng đó vẫn tồn tại công nhiên và được xã hội (nói chung) và phụ huynh học sinh chấp nhận?

    Bạn đọc Thu Hà - TPHCM day dứt: Một bài báo đã từng viết “Trái tim của đội ngũ thầy, cô như se thắt lại. Họ đang tự hỏi, những hành vi tiêu cực ở nhiều trường, từ phổ thông đến cao đẳng rồi đại học đang lần lượt bùng vỡ - bắt đầu từ đâu? Lỗi lầm này thuộc về phạm trù đạo đức cá nhân, thuộc về hệ thống giáo dục hay cả hai?”. Xin cảm ơn các ý kiến đã gửi đến diễn đàn Lao Động bày tỏ quan điểm: Cần xác định rõ hành vi tham nhũng và tiêu cực. Cần nhận diện đúng vấn đề tiêu cực trong giáo dục để đi đến xoá bỏ triệt để nạn tham nhũng trong ngành giáo dục.

    Quá nhiều kẽ hở

    Bạn đọc Minh Khoa (Hà Nội) đưa ra lời đề nghị với Cty tư vấn quản lý và chuyển đổi tổ chức (T&C): Hãy làm một cuộc điều tra xã hội tại các trường có danh tiếng ở bậc học phổ thông tại các đô thị lớn, có bao nhiêu "con cháu các cụ cả" đang theo học? thì sẽ có câu trả lời vì sao có tệ nạn tham nhũng trong việc tuyển sinh đầu cấp như Cty đã "gọi tên".

    Vị hiệu trưởng một trường THPT ở Hà Nội kể rằng, có hôm ông nhận được điện thoại của một cán bộ cấp phòng, nội dung: “ Thế trường không nhận cháu H vào được lớp 10 hả anh. Cháu anh (...) chủ tịch đó. Anh (...) giao nhiệm vụ cho em, anh không nhận em biết trả lời anh (...) thế nào bây giờ. À! Hình như năm nay trường mình định... cải tạo, nâng cấp một số phòng học phải không? Kinh phí cần nhiều không anh...”. Và tôi hiểu, không thể từ chối được trường hợp này. Ông kể: Trường nào chẳng thích trường mình có cơ sở khang trang, là trường có danh tiếng. Nhưng mỗi khi đến năm học mới thì lại khốn khổ với những lá thư, cú điện thoại gửi gắm con, cháu. Nếu không nằm trong diện “thân quen”, tất yếu các phụ huynh phải tìm cửa chạy để con được một chỗ ngồi trong môi trường học tập “xịn” đó - tiêu cực xảy ra là lẽ đương nhiên.

    Một trường danh tiếng ở Nam Định đã từng gây ồn ào dư luận vì mỗi suất học được định giá là bao nhiêu tiền? Cơ chế “đẻ” ra mô hình trường điểm, lớp chọn... cho phép các trường được dành tỉ lệ để tuyển trái tuyến. Trường điểm thì ít, học sinh thì nhiều, tâm lý phụ huynh đều muốn chỗ học tốt nên không xảy ra tiêu cực chạy trường mới lạ.


    Tham nhũng dễ xảy ra trong khâu trang bị cơ sở vật chất như bàn ghế... Ảnh minh hoạ.

    Giáo sư Võ Tòng Xuân “bật mí” về chuyện xảy ra cách đây đã 4 năm, chuyện tưởng nhỏ nhưng bộc lộ một cơ chế đã tồn tại nhiều năm, trong ngành giáo dục ai cũng thấy, nhưng chẳng ai nói: “Nếu tôi chấp hành đúng chỉ thị của Bộ GDĐT sẽ phải cho giáo viên các bộ môn đến hè đi nghiên cứu thực tế. Nhưng ngặt nỗi “nghiên cứu” toàn chỗ “độc" không hà. Hết Sa Pa, đến Đồ Sơn, Nha Trang... tốn cả trăm triệu. Tôi dứt khoát chỉ cử hai giáo viên đại diện đi “nghiên cứu”, học được cái gì hay thì về phổ biến cho anh chị em ở nhà, mỗi năm luân phiên nhau đi... nghiên cứu. Nhờ vậy “dôi” tiền để sắm được tới 30 bộ máy tính cho thầy và trò”.

    Tuyển sinh ĐH hằng năm, cũng “cơ chế” do bộ quy định, tạo lượng hồ sơ ảo rất lớn, tốn kém hàng chục tỉ đồng. Trách ai? Hàng loạt các trường ĐH mở ra, điểm sàn rất thấp nhưng vẫn thiếu chỉ tiêu, nhiều trường “lách” quy định của bộ để chiêu sinh. Hết ĐH chính quy rồi tại chức, mở, liên kết... đủ các kiểu tạo nhiều kẽ hở cho nạn “mua bán bằng cấp”, học giả bằng thật, rồi có cả bằng giả. Nhà giáo Chu Đức Hà viết: “Có lẽ Cty T&C mới chỉ điều tra xã hội học ở cấp học phổ thông, ở khu vực đô thị nên chỉ “gọi” được tên tham nhũng ở bậc học này. Để thuyết phục hơn thì diện điều tra xã hội nên rộng hơn. Không nên “ôm” hiện tượng thành đánh giá chung dễ gây phản ứng, nhất là cho dạy thêm, học thêm cũng là tham nhũng”.

    Còn “xin - cho” thì còn tham nhũng

    Theo ý kiến của những người “trong cuộc” thì muốn phát hiện tham nhũng trong ngành giáo dục hãy “sục” vào việc sử dụng ngân sách nhà nước, như xây dựng cơ bản, nghiên cứu khoa học, chi thường xuyên, nguồn vốn tài trợ, tuyển sinh, tuyển dụng, mua sắm trang thiết bị.

    Nhà giáo Kim Thu nói: Nếu gọi tên tham nhũng ở những điểm “đen” (vừa viện dẫn) thì tôi tin xã hội hoàn toàn đồng tình. Bà Bùi Trần Phượng (ĐH Hoa Sen) thẳng thắn: Sự thiếu minh bạch, thiếu chịu trách nhiệm trong hệ thống giáo dục VN khiến xã hội mất lòng tin vào các giá trị như lòng trung thực, tính lương thiện...

    Một giáo viên ở Hà Nội trăn trở, tỉ lệ thí sinh thi vào ngành sư phạm thấp, đa phần đổ vào những ngành “hot” vừa dễ xin việc, vừa có thu nhập cao. Ngành sư phạm học xong cũng không dễ để được đứng lớp. Có ai điều tra tỉ lệ sinh viên sư phạm ra trường không kiếm được việc làm? Ngành sư phạm vẫn thiếu giáo viên trầm trọng. Nguyên nhân do cơ chế tuyển dụng. Ngành giáo dục không thể có tham nhũng là điều ước của toàn xã hội, nhưng với các giáo viên trực tiếp đứng lớp thì lời khẩn cầu vẫn là “có thực mới vực được đạo”.

    Diễn đàn Lao Động với chủ đề “Nạn tham nhũng trong giáo dục - cần được gọi đúng tên” đã đăng tải các ý kiến, với mong muốn Bộ GDĐT và các cơ quan có thẩm quyền hãy bắt đúng bệnh để kê đúng thuốc trong cuộc chiến với nạn tham nhũng đang gây nhức nhối trong xã hội.

    Dưới sự chủ trì của Thanh tra Chính phủ, Cty tư vấn quản lý và chuyển đổi tổ chức (T&C) đã tiến hành khảo sát tập trung vào ba vấn đề: Tuyển sinh đầu cấp; dạy thêm học thêm và các khoản phí ngoài quy định.

    - Đối tượng khảo sát là 605 phụ huynh học sinh tại Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng.

    - Về tuyển sinh đầu cấp (học trái tuyến):

    Kết quả: Khoảng 20% số học sinh học trái tuyến (HN: 30%; TPHCM: 10-15%; ĐN: 15-22%). 60% số phụ huynh phải nhờ các nguồn trợ giúp xin học; 33% số giáo viên thừa nhận từng giúp đỡ con em người quen vào học trái tuyến.

    - Về chi phí ngoài quy định: 70% phụ huynh cho rằng bỏ thêm chi phí cho con vào trường tốt là bình thường.

    - Về dạy thêm học thêm: 44% số HS học thêm do nhà trường tổ chức; 49% do thầy, cô dạy thêm riêng; 36% do cơ quan ngoài tổ chức; 82-85% số phụ huynh cho rằng dạy thêm, học thêm là bình thường; bình quân thu nhập của giáo viên dạy thêm là 1,9 triệu đồng/tháng; lương bình quân là 2,5 triệu đồng/tháng.

    Diễn đàn Lao Động

    School@net (Theo http://www.laodong.com.vn/Tin-Tuc/Lo-hong-trong-he-thong/17821)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.