Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 5
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 5
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93335990 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Phải miễn phí hoàn toàn ở 2 cấp học bắt buộc

    Ngày gửi bài: 30/05/2011
    Số lượt đọc: 2849

    Ngôi nhà với những bụi hồng leo trước cổng là đặc điểm khác biệt để nhận ra nhà riêng GS Hoàng Xuân Sính trong khu tập thể “trường Amx” nằm ngay trên đường Đào Tấn, chếch sau Khách sạn Daewoo. Dù có sự thay đổi chóng mặt ngoài phố sá song ở đây không có nhiều thay đổi sau vài năm tôi có dịp trở lại, phòng khách vẫn chỉn chu lối tư duy toán học. Còn chủ nhân, đương nhiên, mạnh mẽ và khúc triết – hình ảnh vốn quen thuộc của bà tại các “kỳ cuộc” của Mặt trận, nơi bà vào “vai” Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam.

    - Thưa bà, “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” là một trong 3 khâu đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011 – 2020 mà Đại hội Đảng lần thứ 11 đã đặt ra. Vậy theo bà, để phát triển nguồn nhân lực phải đột phá ở khâu nào, bậc nào trong đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay?

    GS. Hoàng Xuân Sính: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực cao, chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu...là những chủ trương đã đặt ra từ lâu chứ không phải chỉ đến Đại hội 11 mới đặt ra. Tất nhiên, đến Đại hội 11, Nghị quyết Đảng coi đây là 1 trong 3 khâu đột phá quan trọng. Nghĩa là chúng ta có Nghị quyết, có chủ trương và phải khẳng định đó là chủ trương đúng. Nhưng bao nhiêu năm qua, chúng ta thực hiện thế nào?

    Cương lĩnh của Đảng coi giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong, mà trong thực tế họ đúng là giai cấp tiên phong thật. Nhưng điều đau xót nhất hiện nay là một bộ phận công nhân đang sống nhếch nhác quá trong các khu nhà trọ, các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc lưu lạc đi làm thuê ở nước ngoài. Nguyên nhân chính của tình trạng nhân công giá rẻ ở Việt Nam là do đào tạo nghề của chúng ta rất yếu. Xã hội tồn tại thực tế là một mặt đổ xô đi học đại học, mặt khác chấp nhận đi làm thuê và sống nghèo khổ vì không có nghề được đào tạo đàng hoàng.

    Trở lại với câu hỏi lúc đầu của bạn là đột phá ở cấp nào để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực, tôi nghĩ là cấp nào cũng quan trọng. Nhưng trước hết việc phải làm là miễn phí hoàn toàn ở 2 cấp học bắt buộc, tức là bậc Tiểu học và THCS. Đã miễn phí thì không được thu một xu nào, để người nghèo có điều kiện đi học. Hãy làm cho tốt giáo dục bắt buộc đã, nếu làm tốt giáo dục bắt buộc chúng ta sẽ được nhiều công nhân tốt. Hiện giờ công nhân trình độ thấp vì giáo dục bắt buộc rất lỏng lẻo mà lấy tiền của học sinh nhiều quá. Theo tôi, phải làm thế nào để giáo dục bắt buộc miễn phí hoàn toàn, nhưng đảm bảo chất lượng và thật nghiêm minh. Tôi đã có thời gian sống ở Pháp tôi biết, cảnh sát ở Pháp mà thấy học sinh cấp 1, cấp 2 đi lang thang ngoài đường vào giờ học thì sẽ bị giữ lại hỏi bố mẹ ở đâu, đưa về tận nhà giao cho bố mẹ, thậm chí bố mẹ có thể còn bị phạt rất nặng. Chứ ở mình, người lớn hoặc cảnh sát thấy trong giờ học học sinh bỏ học đi chơi đầy đường, ngồi quán cà phê, quán nét, vào công viên, vào nhà nghỉ cũng mặc kệ. Còn trẻ em vùng khó khăn thì bỏ học đầy ra. Đừng ham làm tràn lan, phải tập trung làm tốt cấp 1, cấp 2, mà tuyệt đối không được thu tiền.

    Theo tôi, dạy thật tốt ở 2 bậc học đó rồi cho rẽ nhánh luôn, 1 số đông sẽ đi học trường nghề, số còn lại học cấp 3. Đến cấp 3 và đại học mới nên áp dụng xã hội hóa hoặc trường công đóng học phí.

    - Nhưng tâm lý xã hội hiện nay là đều muốn cho con học đại học?

    Đó là vì mình chưa làm tốt đào tạo nghề và chế độ tiền lương công nhân chưa phù hợp. Chất lượng đào tạo của các trường nghề thấp, đời sống công nhân nghèo thì bảo sao không đổ xô học đại học. Tôi có làm việc bên Tây Đức khoảng những năm 1965, 1966 nên tôi biết, học sinh đến cấp 2 thì rẽ nhánh, 80% đi vào trường nghề, 20% đi vào cấp 3 mà 20% đó lại không phải tất cả vào đại học. Lại có điều này nữa, nếu 2 người học cùng nhau, một người đến cấp 2 rẽ nhánh đi trường nghề, một người học đến tiến sĩ thì khi xong tiến sĩ ra làm trợ giảng lương không bằng lương người bạn học cùng nhưng đã đi học nghề và đi làm lâu rồi. Nếu làm được thế thì người công nhân yên tâm theo nghề mà không cần phải học đại học. Còn ở Việt Nam người ta cứ cố sức cho con học đại học vì lương công nhân thấp.

    - Và từ đó sinh ra nhiều hệ lụy như áp lực thi cử, như tốt nghiệp đại học nhưng làng nhàng, thầy không ra thầy, thợ không ra thợ, công nhân thì không có tay nghề, thưa bà?

    Đúng rồi. Nhưng tôi nghĩ xã hội cần thay đổi quan niệm đi. Tôi thấy có thực tế là mấy tiệm may ở gần nhà tôi đông khách đẩy đi không hết. Tôi đưa may phải đến mấy lần mà người ta vẫn nhỡ hẹn với tôi vì đông khách quá. Tôi thấy tiệm may, tiệm làm đầu, cắt tóc, chăm sóc sắc đẹp... bây giờ giàu có ăn nên làm ra lắm. Tội gì mà phải học đại học. Cứ học nghề cho giỏi.

    - Nhưng như đã nói ở trên, có vẻ xã hội vẫn trọng bằng cấp?

    Việc đổ xô vào học đại học có lẽ là theo quán tính trong xã hội, nghĩ rằng con đường đại học là cái gì chắc chắn. Nhưng tôi thấy các cô thợ may gần nhà tôi tậu được xe hơi mà nghề ấy cũng ổn định, phát triển đến già ấy chứ, có gì bấp bênh đâu. Nếu xã hội kính trọng tất cả những người đấy thì việc gì phải đổ xô vào học đại học. Mở 1 tiệm gội đầu, 1 tiệm may thì thu nhập sẽ oách gấp bao nhiêu lần 1 giáo sư đại học như tôi. Tôi nghĩ điều này xã hội nên biết để đừng đổ xô vào học đại học, làm nghề gì mà giỏi thì cũng sẽ giàu, cũng đáng được tôn trọng. Tôi nghĩ là dần dần quan niệm xã hội sẽ thay đổi, không bao lâu nữa đâu. Lúc ấy nguồn nhân lực xã hội sẽ hợp lý hơn.

    - Thưa bà, vấn đề mấu chốt ở đây vẫn là chất lượng giáo dục. Miễn phí ở 2 cấp học bắt buộc nhưng chất lượng phải thật nghiêm để dù làm công nhân hay trí thức cũng phải tốt như bà nói ở trên hay để có công nhân giỏi, trường nghề phải tốt thì suy cho cùng vẫn là câu chuyện chất lượng. Và người ta vẫn thường đổ lỗi chất lượng giáo dục cho “kinh phí” dành cho giáo dục?

    Theo tôi, không cái gì hơn hết là ngân sách giáo dục phải minh bạch cho mọi người nhìn thấy. Ngân sách của các trường đại học công do Nhà nước cấp nhiều hơn số tiền đầu tư của các trường đại học tư nhiều. Vậy tại sao ở trường đại học tư của tôi nhiều chuyện tôi làm được mà ở các trường công không làm được. Vậy chắc chắn bên kia phải có một sự lãng phí rất lớn nếu không nói là có hiện tượng tiêu cực. Điều đó cho thấy là nhân dân phải biết ngân sách giáo dục một cách minh bạch. Tôi điều hành một trường đại học, tôi biết cái gì phải tiêu và nếu tiêu thì hết bao nhiêu. Cho nên tôi biết đang có sự lãng phí trong giáo dục nếu không muốn nói là có tham nhũng.

    Dường như người ta luôn luôn kêu thiếu tiền. Đúng là ngân sách dành cho giáo dục mặc dù đã chiếm tỉ lệ tương đối so với ngân sách nhà nước nhưng so với các nước khác thì vẫn ít. Ví dụ ở bậc đại học, các nước chi 40 ngàn đô la cho mỗi sinh viên, mình chưa được 400 đô la thì đúng là ít nhưng trong 400 đô la ấy lại có lãng phí và tiêu cực. Tức là nếu không có lãng phí tiêu cực thì sinh viên sẽ được hưởng nhiều hơn. Tôi chỉ cần so sánh với ngân sách trường tư của tôi thì tôi biết có một sự lãng phí lớn, hoặc là tiêu cực, lớn nhất là trong xây dựng của các trường công.

    - Song song với công nhân giỏi, việc đào tạo nguồn nhân lực cao để phát triển kinh tế tri thức thì sao, thưa bà?

    Tốn tiền, lãng phí vào việc mở mấy trường đại học đẳng cấp quốc tế không giải quyết được cái gì. Bây giờ thử công bố xem mỗi năm tốn bao nhiêu tiền vào mấy trường đẳng cấp quốc tế Việt-Đức, Việt-Pháp. Nhất là Trường Việt-Đức ra đời trước. Rồi các chương trình đào tạo tiên tiến mua hàng triệu đô la về bây giờ đến đâu rồi, có bao nhiêu sinh viên học, phải công khai ra cho nhân dân biết.

    Chương trình học bổng được Chính phủ cấp để gửi đi nước ngoài đào tạo là rất tốt (cá nhân tôi không tin vào cái gọi là đào tạo tiến sĩ trong nước). Nhưng lại có thực tế là những người được học bổng Chính phủ không phải toàn người giỏi. Nguồn nhân lực giỏi là những người xin được học bổng của nước ngoài để đi du học, thì nhiều người trong số họ lại không về.

    Có vấn đề tôi thấy hình như chưa một tác giả nào đề cập tới là bây giờ học sinh, sinh viên sống trong một thế giới khác với cách đây 20 năm. Cách đây 20 năm, năm 1990, lần đầu tiên tôi trông thấy một cái máy tính xách tay. Còn ngày nay sinh viên trường tôi đi học ai cũng có máy tính xách tay trong ba lô. Chỉ có 20 năm, internet và công nghệ thông tin làm cho thế hệ cách nhau 20 năm đã sống khác và nghĩ khác. Điều này quan trọng vô cùng nhưng tất cả những người làm cải cách giáo dục đều không tính đến. Nông dân của ta rất đông tới 70% dân số, trong khi nông dân ở những nước phát triển chỉ có 1%. Nông dân chiếm số đông nhưng sinh viên lại không sống với nông dân, mà giới sinh viên chịu ảnh hưởng rất nhiều của thế giới phương Tây qua internet. Tức là thực tại của họ là nông dân, nhưng họ lại không biết về nông thôn, mà họ sống bằng thế giới ảo, thế giới của mạng internet. Các nước là cường quốc, nông dân rất ít mà thanh niên sống bằng thế giới ảo đã nguy rồi, trong khi thanh niên của chúng ta, với thực tại là 70% nông dân mà thanh niên lại sống trong thế giới ảo tức là chối bỏ thực tại của đất nước mình thì còn nguy hiểm hơn nhiều. Những người làm cải cách giáo dục phải nhìn tình trạng đó để mà làm cải cách giáo dục. Tôi dám chắc là không một nhà cải cách giáo dục nào nhận thức vấn đề đó.

    - Trân trọng cảm ơn bà!

    Cẩm Thúy (thực hiện)

    Schoolnet (Theo daidoanket.vn)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.