Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93316672 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Văn hoá nể nang giết chết giáo dục

    Ngày gửi bài: 23/06/2012
    Số lượt đọc: 2706

    TS Hoàng Tuyết, ĐH Sư phạm TP.HCM cho rằng, văn hoá nể nang, nể tình của người Việt trong môi trường giáo dục làm hại học trò nhiều hơn, không giúp cho trò thực học.

    Nể nang gây tiêu cực?

    Cách xử lý chưa thực sự bao quát và thấu đáo vụ việc không trung thực trong thi cử tại Đồi Ngô có lẽ là một ví dụ về hậu quả của văn hóa thi cử trong đội ngũ có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục. Thực tiễn này thường được thể hiện dưới dạng nể nang – nể tình.


    Hình ảnh tiêu cực tại Hội đồng thi Trường THPT dâp lập Đồi Ngô (Ảnh cắt từ clip)

    Ở mức độ vô thức, tự phát thì có thể là vì lòng trắc ẩn: Giáo viên thương học trò khó khăn, dẫu sao cũng đã học tập vất vả, thế là làm ngơ, cho qua hành vi không trung thực của học sinh … Ở mức độ có ý thức và tự giác, thì việc gian lận thi cử hoặc phác thảo thành tích ảo trở thành một việc làm có động cơ cá nhân rõ ràng và có kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể.

    Cái gọi là “những giáo viên, nhân viên tham gia “dây chuyền” tuồn đề, giải bài, ném bài, chỉ bài ở Đồi Ngô có lẽ là “sự nể nang tự giác” và có tính tổ chức của một tập thể nào đó liên quan. Hiện tượng sáu môn thi đều có dấu hiệu tiêu cực, nhưng chỉ có hai môn được thanh tra xử lý phải chăng là biểu hiện của kiểu văn hóa nể nang- nể tình.

    Nể nang- nể tình theo hướng tiêu cực, mặc dù chưa có nghiên cứu nào thực hiện để khẳng định, nhưng phải chăng có thể cũng là một nét đặc điểm của văn hóa người Việt?

    Còn thi cử, còn tiêu cực

    Tình trạng phao thả trắng trước cửa trường thi cho thấy, có nhiều học sinh có ý định quay cóp, nhưng chỉ đơn phương học trò. Việc quay cóp trao đổi của học sinh ở trường THPT dân lập Đồi Ngô có nét đặc biệt là có sự hỗ trợ và cộng tác của người dạy.

    Tại sao hiện tượng này lại xảy ra? Theo tôi, còn người đi học thì luôn còn người quay cóp gian lận trong học hành. Thế nhưng, tình trạng tiêu cực của người học đậm nhạt, ít nhiều tùy việc dạy và người dạy. Tiêu cực trong học tập thi cử gia tăng thậm chí trở thành việc thường xuyên chỉ khi người dạy khuyến khích nó.

    Đó là quá trình dạy học mang thiên hướng thi cử (Examination-oriented education). Từ quá trình dạy học như thế, văn hóa thi cử hình thành và hiện hữu trong nhà trường, trong phụ huynh, trong chính học sinh.

    Thi cử mang đến cho con người những cơ hội rèn luyện các phẩm chất cá nhân tích cực như tính cạnh tranh, tính thích ứng, tính kiên trì, chịu đựng bền bỉ. Thế nhưng, lý tưởng sống mà người học đạt được của lối dạy học thiên về thi cử học là kiếm bằng cấp, kiếm tiến, kiếm địa vị, danh lợi.

    Lý tưởng này làm cho các phẩm chất cá nhân tích cực trên trở thành hiểm họa cho sự phát triển của xã hội. Việt Nam chúng ta chừng nào còn thực thi một nền giáo dục nặng nề khoa cử thì chừng ấy gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong dạy học vẫn còn là vấn nạn.

    Những sản phẩm tinh thần của dạy học theo hướng đáp ứng thi cử ấy cũng hiện hữu trong đội ngũ giảng dạy và quản lý giáo dục. Họ không triệt để giúp người học thực học mà chỉ chú ý tới thành tích.

    Tóm lại, nền giáo dục khoa cử mà hệ quả là hình thành văn hóa thi cử cùng với văn hóa nể nang-nể tình kiểu Việt Nam đang là những nhân tố hãm hại các nỗ lực đổi mới của ngành giáo dục, đào tạo nước nhà.

    TS Hoàng Tuyết (Trường ĐHSP TP.HCM)

    School@net (Theo http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/77320/van-hoa-ne-nang-giet-chet-giao-duc.html)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.