Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 10
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 10
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93385393 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Môn tin học trong nhà trường phổ thông

    Ngày gửi bài: 01/03/2006
    Số lượt đọc: 4450

    Hiện tại Tin học đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo chính thức đưa vào chương trình phân ban cho khối THPT, bắt đầu từ năm học tới (2006-2007) việc triển khai môn học này sẽ trở thành bắt buộc trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời Bộ cũng đã thiết lập khung chương trình môn Tin học là môn học tự chọn cho các cấp Tiểu học và Trung học Cơ sở. Đã có khá nhiều Tỉnh, Thành phố đã và đang triển khai các chương trình này. Tuy nhiên trên thực tế các nhà trường và giáo viên vẫn đang rất lúng túng trong việc triển khai giảng dạy môn học này. Các khó khăn phát sinh từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau: không có hoặc không đủ phòng thực hành, giáo viên giảng chay không có máy tính trình diễn, bất cập trong chương trình sách giáo khoa với thực tế, cấu hình máy tính quá thấp, chưa có kinh nghiệm trong việc giảng dạy môn học này,... Và tất nhiên là còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa. Qua bài viết này tôi muốn chia sẻ với các giáo viên đang dạy môn Tin học trong nhà trường một vài suy nghĩ, mong rằng nó giải đáp phần nào nhiều trăn trở của giáo viên khi dạy môn học này. Điều xuyên suốt mà tôi muốn nói đến là sự khác biệt khi giảng dạy môn học này so với các môn học khác và sự linh hoạt, năng động của giáo viên sẽ quyết định phần lớn đến thành công của bài giảng.

    I. Các đặc thù quan trọng của môn Tin học dạy trong nhà trường phổ thông

    Môn Tin học cho học sinh phổ thông có những đặc thù rất quan trọng sau đây:
    A. Thực hành trên máy tính là bắt buộc và là một cấu thành của bài giảng lý thuyết.
    Đối với môn tin học rất khó dạy khi giáo viên hoàn toàn không được dùng máy tính để minh họa hay thực hành các thao tác mẫu của bài học. Nếu thày và trò trên lớp được học tập hoàn toàn với phấn và bảng (học chay), việc tiếp thu kiến thức bài học có thể suy giảm đến 90%. Mặc dù theo thiết kế của chương trình và cố gắng của các tập thể tác giả sách giáo khoa việc trình bày các kiến thức của bài học đã cố gắng độc lập tối đa với các thao tác cụ thể trên máy tính, việc truyền đạt của giáo viên vẫn phụ thuộc rất nhiều vào việc minh họa hay trình diễn trên máy tính.
    B. Nhiều kiến thức và bài học được diễn đạt thông qua các bước thực hành và thao tác cụ thể trên máy tính.
    Rất nhiều bài học (ví dụ các bài học Tin học văn phòng) được diễn đạt hoàn toàn thông qua các thao tác cụ thể với phần mềm. Cần chú ý đặc điểm này để giáo viên chủ động trong việc diễn đạt bài học trong trường hợp không có máy tính trình diễn trên lớp.
    C. Kiến thức môn học gắn liền với công nghệ và thay đổi rất nhanh trên thế giới.
    Đặc thù này làm cho Tin học khác hẳn so với tất cả các môn học có liên quan đến công nghệ hay học nghề khác. Công nghệ Tin học, cụ thể là máy tính đã và đang thay đổi từng ngày và len lỏi trong mọi ngõ ngách của cuộc sống hàng ngày, trong mọi ngành, nghề khác nhau. Đặc thù này là cho Tin học trở thành môn học khó giảng dạy nhất và đòi hỏi giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ cá nhân của mình mới đủ kiến thức cập nhật.
    D. Khái niệm "tay nghề" Tin học có thể được hiểu và đánh giá theo nhiều cách và quan điểm đa dạng khác nhau.
    Thông thường chúng ta hiểu "nghề" và đánh giá "tay nghề" theo các kỹ năng và thao tác cụ thể thuần túy "cơ học". Đối với các môn khác, bản thân môn học là khép kín với các tiêu chuẩn tương đối rõ ràng để đánh giá "tay nghề". Còn đối với Tin học khái niệm "nghề" lại có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau bởi Tin học có liên quan trực tiếp đến rất nhiều ngành nghề, khoa học khác nhau. Chương trình Tin học này chỉ giới hạn trong phạm vi bản thân các kiến thức và kỹ năng cơ bản và nội tại của công nghệ thông tin mà thôi. Ví dụ việc đánh giá "tay nghề" của trình bày văn bản trên máy tính thực chất sẽ phụ thuộc rất nhiều vào lĩnh vực cụ thể của công việc này. Ví dụ việc trình bày sách và báo, tạp chí là hai lĩnh vực nghề khác nhau với những tiêu chí đánh giá khác nhau.
    E. Môi trường thực hành rất đa dạng và không thống nhất.
    Đây cũng là một đặc thù rất nổi bật của bộ môn Tin học. Chỉ nói riêng họ hệ điều hành kiểu Windows cũng đã có đơn gần 20 phiên bản khác nhau hiện đang được dùng tại Việt Nam, ví dụ: Windows 95, 98, 98SE, ME, 2000 Professional, 2000 Server, XP Professional, XP Home, 2003 Server và sắp tới lại có thể là Longhorn, Vista. Hệ thống cấu hình đĩa đi kèm các tại các máy tính cũng rất đa dạng. Các máy tính có thể có một, hai hay nhiều hơn các ổ đĩa cứng trong máy tính. Hệ thống file chính của hệ điều hành không nhất thiết được cài đặt trong đĩa cứng C. Trên các máy tính thậm chí có thể cài đặt song song nhiều hệ điều hành khác nhau. Giáo viên cần có chủ động cao nhất khi giảng dạy lý thuyết cũng như hướng dẫn thực hành cho học sinh. Thông tin trong các tài liệu giáo khoa chỉ mang tính pháp lý về kiến thức môn học chứ không áp đặt qui trình thao tác trên máy tính. Với mỗi bài học cụ thể, tùy vào các điều kiện thực tế mà giáo viên có thể hoàn toàn chủ động trong việc trình bày khái niệm, minh họa thao tác trên máy tính sao cho dễ hiểu nhất đối với học sinh.
    F. Là một môn học mới chưa có nhiều kinh nghiệm và về lý luận cũng như thực tế cho việc giảng dạy trong nhà trường phổ thông.
    Tin học là một ngành công nghệ khá mới mẻ đối với Việt Nam và phát triển rất nhanh trên thế giới. Tại Việt Nam, chưa bao giờ Tin học được đưa vào nhà trường thành môn học chính thức và phổ cập đại trà (thời điểm 2005). Chính vì các lý do trên mà Tin học, Máy tính mặc dù đối với xã hội đã phổ cập nhưng đối với nhà trường lại rất mới mẻ.
    Từ các đặc thù quan trọng đã nêu trên có thể rút ra một vài kết luận về môn Tin học khi đưa vào giảng dạy trong nhà trường.
    (1) Tin học phải là một môn học “đặc biệt” theo nghĩa nó phải được giảng dạy một cách “linh hoạt”, không nên và không được phép áp đặt các tiêu chuẩn đánh giá chặt về phương pháp, tiến độ giảng dạy như các môn học khác trong nhà trường.
    (2) Cần ưu tiên tối đa trang thiết bị cho giáo viên khi giảng dạy môn học này. Việc học chay môn Tin học có thể dẫn đến thảm họa không lường trước.
    (3) Giáo viên dạy môn Tin học cần cập nhật kiến thức thường xuyên và cần được kiểm tra kiến thức thường xuyên. Nhà trường cần tạo điều kiện cho các giáo viên này có điều kiện học tập, nâng cao kiến thức và kinh nghiệm. Ngược lại giáo viên không thể ngồi yên và bằng lòng với kiến thức chỉ ghi trong sách giáo khoa.
    (4) Phuơng pháp giảng dạy, học và đánh giá học sinh cũng cần phải đổi mới và tuân theo các qui chế đặc biệt linh động. Về vấn đề này tôi sẽ còn nhắc lại trong phần sau của bài viết này.

    II. Các điều kiện cần thiết thực hành máy tính

    Như đã trình bày ở trên, công việc thực hành trên máy tính đóng vai trò rất quan trọng và quyết định việc truyền đạt kiến thức của giáo viên và hiểu bài của học sinh. Máy tính cần có trên các giờ giảng lý thuyết cũng như thực hành của học sinh. Trong hoàn cảnh thực tế của nhà trường Việt Nam rất khó để có được một mô hình lý tưởng về điều kiện thực hành trên máy tính. Chúng tôi đưa ra các phương án khác nhau của mô hình phòng học môn Tin học để các giáo viên tham khảo và chuẩn bị sẵn sàng cho công việc giảng dạy của mình.

    Điều kiện của phòng học lý thuyết
    Trong phòng học lý thuyết cần phân biệt 2 khu vực riêng biệt: khu vực dành cho giáo viên giảng bài và khu vực dành cho học sinh. Cần ưu tiên các thiết bị cho khu vực của giáo viên. Các phương án sau có thể thực hiện tùy thuộc vào điều kiện trang bị cụ thể của từng nhà trường.
    Bảng 1: Các điều kiện trang thiết bị của phòng học lý thuyết.



    Điều kiện của phòng học thực hành học sinh
    Trong phòng học thực hành cũng cần phân biệt 2 khu vực riêng biệt: khu vực dành cho giáo viên hướng dẫn và khu vực dành cho học sinh thực hành. Cần ưu tiên các thiết bị cho khu vực của học sinh. Các phương án sau có thể thực hiện tùy thuộc vào điều kiện trang bị cụ thể của từng nhà trường.
    Bảng 2: Các điều kiện trang thiết bị của phòng học thực hành

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.